Đặc điểm của minh bạch thông tin tạidoanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 49 - 52)

1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ

1.3.4. Đặc điểm của minh bạch thông tin tạidoanh nghiệp nhà nước

Việc minh bạch thơng tin tại DNNN có điểm chung với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm riêng của DNNN, việc minh bạch thông tin tại DNNN cũng có những đặc điểm riêng.

1.3.4.1. DNNN có đối tượng chủ sở hữu khá trừu tượng là Nhà nước, hay thực chất là của tồn dân.

Cơ quan này có thể là một Bộ hoặc nhiều Bộ, có thể là một cơ quan độc lập quản lý vốn chủ sở hữu của Nhà nước để giám sát hoạt động của DNNN, thậm chí là Quốc hội. Vấn đề đại diện qua rất nhiều cấp quản lý trong DNNN gặp nhiều khó khăn khơng chỉ trong quan hệ giữa HĐQT và ban điều hành mà cịn giữa cổ đơng và các bên có quyền lợi liên quan của doanh nghiệp (Estrin, 1998; OECD, 2005).

Hình 1.1. Các bên quản lý liên quan đến DNNN

Nguồn: OECD (2005)

Với nhiều bên liên quan thuộc Nhà nước có những mục tiêu khác nhau nên có thể tìm cách gây ảnh hưởng đến DNNN theo những cách khác nhau. Cho dù những mục tiêu này có hợp pháp đến đâu thì tác động chung vẫn là giảm tính trách nhiệm và giảm động cơ của Ban điều hành và HĐQT (Dixit, 1997). Do vậy, trách nhiệm và động cơ liên quan công bố thông tin sẽ bị hạn chế hơn so với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, đối tượng cần minh bạch thông tin tại DNNN cũng đa dạng hơn, bao gồm, cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan quản lý chun mơn, cơ quan điều hành, Bộ Tài chính, các cơ quan chính phủ khác..), các chủ sở hữu khơng thuộc Nhà nước và tồn dân. Trong khi đó, người dân, với tư cách vừa là chủ sở hữu thực sự, vừa là bên có lợi ích liên quan cũng địi hỏi một cơ chế truyền thơng hiệu quả.

1.3.4.2. Vấn đề đại diện trong DNNN cũng phức hợp hơn so với DN tư nhân.

Ở mức cao nhất, người chủ chính là cơng dân một quốc gia cịn người đại diện là các thành viên nội các Chính phủ và/hoặc thành viên Quốc hội; Quan hệ đại diện thứ hai là giữa các thành viên nội các và các nhà quản lý của DNNN với tư cách thành viên nội các chính phủ là người chủ và các nhà quản lý DNNN là người đại diện (Sam, 2003). Mâu thuẫn phát sinh khi hành động của người đại diện không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của người chủ. Như vậy, trong quan hệ

Cơ quan quản lý chuyên môn

Sở hữu cổ phần tại DNNN

Sở hữu có thể phân tán ở nhiều cơ quan CP khác nhau

Bộ Tài Chính

Cung cấp vốn cho DNNN

Các cơ quan điều hành

Thực hiện việc giám sát, quản lý DNNN

Các cơ quan chính phủ khác

Các cơ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động của DNNN như văn hóa, nhân viên…

Các cơ quan có giao dịch với DNNN (khách

hàng,nhà cung cấp)

đại diện, hành vi của các chính trị gia (vừa với tư cách là người đại diện, vừa với tư cách là người chủ) trở nên phức tạp hơn. Các chính trị gia và các nhà quản lý hành chính có thể trở nên những người đại diện yếu kém vì họ khơng nhận được những lợi ích kinh tế trực tiếp từ các DNNN nếu DN hoạt động tốt, đồng thời họ cũng tìm cách né tránh những vấn đề gây mâu thuẫn và không quan tâm đến đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN (Wong, 2004). Thực tế này dẫn đến, chi phí đại diện liên quan đến việc minh bạch thông tin cũng cao hơn trong DNNN.

1.3.4.3. Quản trị những mục tiêu mâu thuẫn nhau

Việc quản trị những mục tiêu mâu thuẫn nhau (mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận) cũng chính là một thách thức trong việc quản trị công ty của các DNNN, điều này khiến cho q trình quản trị cơng ty DNNN cũng phức tạp hơn nhiều.

Việc xem xét mục tiêu của DNNN, nếu chỉ đơn thuần là mục tiêu thương mại cũng chưa đủ, mà còn cân bằng các mục tiêu phi thương mại khác để đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Sự mâu thuẫn về mục tiêu này làm giảm tính trách nhiệm và sự minh bạch trong mục tiêu của các nhà quản lý và HĐQT của DNNN (OECD, 2006). Hoặc như Jensen (2001, tr. 11), “yêu cầu một nhà quản lý tối đa hóa nhiều mục tiêu khác nhau khơng khác gì để cho người quản lý hành động khơng vì mục tiêu nào cả”.

1.3.4.4. Tại nhiều quốc gia, các DNNN không thể thay đổi HĐQT bằng cách thâu tóm hoặc bỏ phiếu ủy nhiệm (proxy contest) và hầu hết không phá sản.

Điều này làm giảm động cơ của các thành viên HĐQT và các nhà quản lý trong việc minh bạch thông tin (vấn đề lợi ích và chi phí của việc cơng bố thơng tin) và việc không phá sản cũng tạo ra một “trở ngại mềm” (soft budget constraint) trong việc minh bạch thơng tin.

Chính vì những lý do trên, có thể nhận định rằng vấn đề minh bạch thông tin tại DNNN không hiệu quả hơn so với DN tư nhân. Do các DN tư nhân tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính nên phải đảm ứng các tiêu chuẩn cơng bố thông tin từ thị trường tài chính. Đối với những DNNN, đăc biệt là DN 100% vốn Nhà nước thì khơng cần phải tn thủ các quy định cơng bố thông tin này. Động cơ cơng

bố thơng tin rất thấp bởi vì bản thân các chủ sở hữu (cơ quan quản lý Nhà nước) cũng khơng có động cơ và năng lực kiểm sốt hiệu quả việc cơng bố thơng tin này.

Trực tiếp Báo cáo Truyền thơng

Hình 1.2. Cơ chế truyền thơng trong DNNN

Nguồn: MacCarthaigh (2009)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)