1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ
1.3.6.1. Tính thích hợp
Thông tin thường rất đa dạng và phức tạp, đồng thời yêu cầu và mục đích của các chủ thể sử dụng thơng tin cũng khác nhau. Việc đảm bảo tính phù hợp của thông tin là rất khó khăn vì hai lý do sau: “một là, thông tin mang tính chủ quan; người gửi tiền cần thông tin để đảm bảo tiền gửi của họ là an tồn; nhà đầu tư cần thơng tin về khoản nợ và rủi ro; và cơng chúng cần biết về tình hình kinh tế hiện tại, chính sách tiền tệ của quốc gia… Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin dẫn đến sự tràn ngập thông tin, lại dẫn đến một nghịch lý là chính sự q tải thơng tin có nguy cơ làm lỗng đi tính phù hợp của thơng tin” (Tara Vishwanath
và Kaufmann, 2001, tr.43).
Theo Céline Michailesco (2010), tính phù hợp nghĩa là trong q trình cơng bố thông tin, chủ thể công bố thông tin phải luôn chú trọng tới nhu cầu của người sử dụng thông tin để cung cấp thơng tin thích hợp nhất.
Hơn nữa, thơng tin thích hợp là thơng tin có thể tạo nên sự khác biệt trong việc ra quyết định của người sử dụng. Để làm được điều đó thì thơng tin phải có giá trị dự báo hoặc giá trị xác nhận hoặc cả hai. Theo Blanchet và Prickett (2002) trích trong Kulzick (2004), giá trị dự báo của thông tin giúp người sử dụng dự báo các kết quả trong tương lai; giá trị xác nhận cung cấp những phản hồi về các đánh giá trước đó để có những hiệu chỉnh phù hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng.