Đặc điểm doanh nghiệp nhà nướ cở Hàn Quốc và Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 70)

1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tạidoanh nghiệp nhà nướ cở một số

1.4.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nướ cở Hàn Quốc và Malaysia

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được thành lập trước năm 1983 và hoạt động để phát triển nền kinh tế Hàn Quốc. Trước những năm 1984, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng cách thức kiểm soát DNNN một cách chặt chẽ, cơ chế quản lý được cho là đã triệt tiêu sự sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động quản lý DNNN. Nhận thức được những hạn chế này, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều cải cách, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các quốc gia khác và căn cứ vào đặc thù của mình.

Theo Luật Quản lý Tổ chức Công (2007), có ba loại hình riêng biệt: (i) DNNN; (ii) các tổ chức bán công (tổ chức được giao thực hiện một số nhiệm vụ theo đặt hàng của chính phủ) và (iii) các tổ chức công khác (xem Bảng A1). Để được phân loại là DNNN, tổ chức đó phải có trên 50 lao động và tự tạo ra ít nhất 50% tổng doanh thu. Hơn nữa, khi một DNNN có tỷ lệ doanh số tự có trên 85% lại được phân loại là DNNN thương mại (nếu khơng nó được coi là DNNN bán thương mại).

Bảng 1.1. Các tổ chức công tại Hàn Quốc DNNN DNNN Tổ chức bán công Tổ chức công khác Tổng Thương mại Bán thương mại Số tổ chức 14 16 87 178 295 Số người lao động 93.789 69.358 90.030 253.177

Quy mô tài sản

(tỷ USD) 444,6 184,0 25,7 654,2

Nguồn: Korea Institute of Public Finance (2015)

1.4.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia

Malaysia. Các doanh nghiệp này thường đi đầu trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Các DNNN đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, đồng thời góp phần thúc đẩy các chương trình nghị sự của chính phủ, tạo ra việc làm cho dân cư.

DNNN gồm 2 loại: Doanh nghiệp liên quan đến Chính phủ (GLC) và Các công ty đầu tư của chính phủ (GLICs). GLC là doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần của chính phủ. Chính phủ có cổ phần kiểm sốt tại GLC thơng qua các cơng ty đầu tư của Chính phủ (GLICs). Như vậy, các cơng ty GLICs sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần vốn của họ vào các công ty GLCs và phần lớn các công ty GLCs sẽ được sở hữu bởi công ty GLIC và khơng trực tiếp bởi chính phủ. Thực tế, các công ty GLCs tại Malaysia thuộc sở hữu một phần của chính phủ liên bang thông qua 7 cơng ty đầu tư của chính phủ (GLICs) là Khazanah Nasional Berhad, Permodalan Nasional Berhad, Kumpulan Wang Simpanan Pekerja, Kumpulan Wang Persaraan, Ministry of Finance Incorporated, Lembaga Tabung Angkatan Tentera and Lembaga Tabung Haji. Các công ty GLICs này sở hữu hơn 200 DNNN (GLCs) tại Malaysia, sở hữu hơn 5% lực lượng lao động tại quốc gia này, chiếm 36% vốn hóa thị trường chứng khoán Malaysia và 54% chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur.

1.4.2. Kinh nghiệm về minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc và Malaysia Hàn Quốc và Malaysia

1.4.2.1. Ban hành hệ thống quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành chi tiết, đầy đủ về công khai, minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước

Tại Hàn Quốc, khuôn khổ pháp lý về công khai, minh bạch thông tin của các DNNN được hoàn thiện vào năm 2007 sau khi Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) được thành lập. Khuôn khổ này được thiết kế nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động DNNN. Tồn bộ các tổ chức cơng, bao gồm cả các DNNN, phải công khai thông tin quản trị theo Luật Quản lý Tổ chức công.

Các DNNN (cũng như các tổ chức cơng khác) có nhiệm vụ phải công khai dữ liệu hoạt động theo 34 nội dung chuẩn hóa về thơng tin tài chính và phi tài chính (ban đầu chỉ có 20 nội dung cần cơng khai). Bảng 1.2 dưới đây trình bày về những

nội dung thông tin cần công khai. Thông tin công khai được phân loại là công khai định kỳ và công khai tự nguyện thường xuyên.

- Công khai định kỳ: yêu cầu theo thời điểm cụ thể - cuối năm, giữa năm hoặc hàng q (ví dụ về quy mơ lao động, thơng tin tài chính, lương của người lao động bao gồm cả cán bộ điều hành).

- Công khai thường xuyên: yêu cầu không theo thời điểm định kỳ, nhưng phải cung cấp trong vịng 14 ngày sau khi thay đổi (ví dụ, kết luận của các tổ chức bên ngoài, biên bản họp của Ban giám đốc, thông tin tuyển dụng mới và đấu thầu)

Bảng 1.2: Những thông tin được công khai bởi các DNNN ở Hàn Quốc

Nội dung Thông tin cơng khai

Tình hình chung Tình hình chung Hoạt động của đơn vị - Số người lao động - Tình hình bộ phận điều hành - Tuyển dụng mới

- Lương theo năm của cán bộ điều hành - Lương bình quân tháng của người lao động

- Chi phí kinh doanh của Giám đốc điều hành (CEO) - Chi phí phúc lợi

- Chi tiết về cơng tác nước ngồi của cán bộ điều hành - Tình hình về cơng đồn

- Quy tắc sử dụng lao động

Hiệu quả hoạt động quản trị và

các dự án chính

- Bảng cân đối tổng hợp - Báo cáo thu nhập tổng hợp - Thu chi

- Các dự án chính

- Chi tiết tình hình thực hiện đầu tư - Vốn và cổ đông - Vay nợ ngắn hạn dài hạn - Đầu tư và góp vốn - Hỗ trợ và trợ cấp hàng năm - Chi phí quản trị tổng hợp Đánh giá bên trong và bên ngoài

- Phản hồi từ Quốc hội

- Phản hồi từ Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra - Phản hồi từ các bộ có thẩm quyền

- Kết quả đánh giá hiệu quả quản trị - Phản hồi về đánh giá hiệu quả quản trị

- Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng

- Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện cơng việc của kiểm tốn

- Biên bản họp giám đốc - Kết quả kiểm tốn nội bộ

Thơng báo ra cơng chúng

- Thông tin đấu thầu - Báo cáo nghiên cứu - Các thông tin khác

Nguồn: Luật Quản lý Tổ chức công Hàn Quốc (2007) Khn khổ này có thể thích ứng với những thay đổi cũng như yêu cầu về thông tin mới hoặc khác của Quốc hội. Nếu cần, thông tin u cầu cơng khai có thể được điều chỉnh. Tuy nhiên, Bộ Tài chính và Chiến lược phải xác định yêu cầu

trước khi bắt đầu năm tài chính, sau khi được Ban Chỉ đạo (CPIM) quyết định và ra nghị quyết thông qua.

Các GLC và GLICs của Malaysia có cấu trúc rất đa dạng, và phải tuân thủ các quy định về công bố và minh bạch thông tin trong các văn bản sau: Quy định niêm yết (Listing Requirments); Luật Công ty 125 (năm 1965) (Companies Act 1965) và Luật cơ quan pháp định 1980 hay Luật 240. Mỗi luật đều có các hướng dẫn về việc báo cáo và khơng có bất cứ một sự miễn trừ nào trong việc báo cáo của DNNN tại Malaysia.

Yêu cầu công bố, minh bạch thông tin áp dụng đối với DNNN ở Malaysia thay đổi tùy theo hình thức pháp lý. GLCs với cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán quốc gia phải tuân theo yêu cầu báo cáo tài chính và phi tài chính định kỳ nêu trong Chương 9 của bản Quy định niêm yết (Listing Requirements) của Sàn. Quy định niêm yết nêu rõ các yêu cầu công khai thông tin liên tục mà DNNN đã niêm yết phải tuân thủ, bao gồm: Chính sách cơng khai thơng tin của cơng ty, Các thông tin cần công khai ngay lập tức; Các thông tin công khai hằng năm; Các yêu cầu công khai thông tin đối với một số công ty niêm yết cụ thể.

17 GLCs hàng đầu đã trải qua Chương trình Chuyển đổi doanh nghiệp liên quan đến Chính phủ, đa phần là các cơng ty đã niêm yết, còn phải tuân thủ việc báo cáo thông tin theo hướng dẫn trong “Sách xanh: Hướng dẫn Công bố các Chỉ số hiệu quả hoạt động chính và Lợi nhuận kinh tế”. Hướng dẫn này cung cấp thơng tin tham chiếu tồn diện cho các Doanh nghiệp Liên quan đến Chính phủ (GLC) nhằm đảm bảo thống nhất và nhất quán về việc báo cáo hiệu quả hoạt động tài chính và phi tài chính. Mỗi Doanh nghiệp Liên quan đến Chính phủ (GLC) được đánh giá dựa trên 5 đến 8 chỉ số hiệu quả hoạt động chính (KPI) với các chỉ tiêu về tài chính, khách hàng, và các khía cạnh hoạt động khác gắn liền với chiến lược cụ thể của doanh nghiệp đó. Giám đốc điều hành (CEO) chịu trách nhiệm triển khai theo chỉ số (KPI) và báo cáo thông tin ra thị trường. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện hàng quý nhằm nhanh chóng phát hiện các khiếm khuyết để kịp thời vạch ra kế hoạch hành động cải thiện hiệu quả hoạt động. Sách xanh cũng hướng dẫn về việc báo cáo lợi nhuận kinh tế, và cách thức báo cáo các kết quả theo

chỉ số (KPI), đồng thời cung cấp một danh mục truyền thông cho các Doanh nghiệp Liên quan đến Chính phủ (GLC). Sách xanh cũng đưa ra những tư vấn về cách thức quản lý các kết quả yếu kém hoặc không thực hiện được mục tiêu đề ra.

GLCs khơng niêm yết thì phải tn thủ các u cầu báo cáo trong Luật Công ty 125 (năm 1965), trong đó ít nhất phải có báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động hàng năm. Các thông tin về tài chính và phi tài chính của các cơng ty GLCs này tuy không cơng khai cho cơng chúng, nhưng cơng chúng có thể tìm kiếm và truy cập qua Ủy ban Công ty của Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM), bằng việc gửi yêu cầu và trả phí.

DNNN dạng GLICs phải tuân thủ các quy định báo cáo trong Luật 240. Đạo luật này địi hỏi các DNNN phải đệ trình báo cáo tài chính đã được kiểm tốn, báo cáo hoạt động cho Bộ trưởng chịu trách nhiệm, sau đó trình các văn bản này lên Quốc hội.

Tuy nhiên, đối với các công ty tư nhân thì yêu cầu duy nhất là nộp báo cáo kiểm tốn hàng năm tới Ủy ban Cơng ty của Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM). Các báo cáo này sẽ được công khai ra công chúng.

Về kế toán và kiểm toán, yêu cầu và thực tiễn cũng khác nhau phụ thuộc vào các hình thức hợp pháp của DNNN. Malaysia áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chuẩn mực báo cáo tài chính, chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn. Các DNNN phải tuân thủ các chuẩn mực này, hàng năm phải nộp báo cáo tài chính lên cơ quan kiểm tốn nhà nước. Đồng thời, bản thân các DNNN cũng phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiểm tốn tài chính và đánh giá kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Thiết lập hệ thống thông tin mở về các tổ chức công trên nền tảng internet, tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận thông tin dễ dàng và thuận lợi

Trước đây, thông tin liên quan đến quản trị DNNN chỉ được công khai một phần, và việc cơng khai chưa được chuẩn hóa giữa các DNNN khiến cho khó có thể so sánh thông tin về quản trị giữa các DNNN. Hơn nữa, cơng chúng cịn phải tìm kiếm thơng tin ở các trang web khác nhau của mỗi tổ chức để có thể so sánh giữa

Trong nỗ lực cải cách tổng thể DNNN và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp cận thông tin, một hệ thống thông tin mở trên nền tảng internet về các tổ chức công đã được tạo lập năm 2005 (với tên gọi tắt là ALIO; tham khảo www.alio.go.kr). Hệ thống này cung cấp thông tin về tồn bộ các tổ chức cơng tại Hàn Quốc, bao gồm cả các DNNN.

1.4.2.3. Cơ chế xử phạt khi DNNN không tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.

Theo Luật Quản lý Tổ chức công, các DNNN phải công khai thông tin chuẩn hóa trên trang web ALIO và có chế tài xử phạt nếu thơng tin khơng được công khai. Từ năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu Bộ Tài chính và Chiến lược có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định tính chính xác của thơng tin do DNNN cơng bố, và có thẩm quyền phạt nếu công khai không trung thực. Hệ thống xử phạt bao gồm phát hành điểm phạt như minh họa ở bảng sau.

Bảng 1.3: Các tiêu chí vi phạm và điểm phạt liên quan Các hình thức cơng Các hình thức công

khai thông tin Nội dung vi phạm

Điểm phạt

Không tuân thủ quy định công khai

Áp phạt cho mỗi thông tin không công khai - Công khai chậm quá 6 tháng

- Công khai chậm quá 1 tháng - Chậm sau 1 tuần theo thời hạn - Chậm trong vòng 1 tuần 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Công khai thông tin sai - Công khai sai bị các cơ quan bên ngoài phát

hiện (Nghị viện, Ủy ban Kiểm toán, các Bộ của Chính phủ, v.v.

- Áp phạt theo mỗi thông tin

5 điểm

Chỉnh sửa thông tin công khai

- Khi một tổ chức công khai thông tin quản trị không đúng, do lỗi sơ xuất, v.v. và sau đó có sửa lỗi, áp phạt cho mỗi lần sửa lỗi.

1 đến 5 điểm

Bảng 1.4 Hệ quả tích lũy điểm phạt

Tiêu chí Biện pháp xử lý

Trên 10 điểm Cảnh cáo tổ chức Trên 20 điểm hoặc hai

năm liên tiếp tổ chức bị cảnh cáo

- Đánh giá là tổ chức thiếu trung thực và áp dụng - Biện pháp phù hợp với các cá nhân liên quan

- Phản ánh tiêu cực trong đánh giá về hiệu quả hoạt động quản trị

Nguồn: Luật Quản lý Tổ chức công Hàn Quốc (2007) Hệ thống công khai thơng tin của Hàn Quốc cho đến nay đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải cải thiện. Có ý kiến cho rằng hệ thống này phải áp dụng các biện pháp nêu danh và phê phán mạnh hơn, đồng thời việc tính chỉ số hiệu quả hoạt động sẽ giúp công chúng so sánh được với các công ty trong cùng ngành.

1.4.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về công khai thông tin doanh nghiệp nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ và Kiểm tốn nhà nước có trách nhiệm trình bày báo cáo hàng năm về DNNN lên Quốc hội, Chính phủ.

Đối với cơng chúng, mặc dù chính phủ Malaysia khơng đưa ra báo cáo tổng hợp hàng năm về hoạt động và kết quả hoạt động của tất cả các DNNN. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có trách nhiệm đưa ra báo cáo hàng năm về tình hình tài chính của một số DNNN (GLCs) có vai trị quan trọng về mặt kinh tế. Nội dung thông tin công bố gồm các khoản thanh tốn tổng hợp, chi phí hoạt động, các khoản phát triển (đầu tư) và bảng cân đối tổng hợp…

Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM) trực thuộc Bộ Thương mại nội địa, Hợp tác xã và Tiêu dùng Malaysia, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Ủy ban Công ty Malaysia cung cấp các dịch vụ về thành lập và đăng ký doanh nghiệp cũng

năng, nhiệm vụ quan trọng của CCM là tăng cường và thúc đẩy việc cung cấp thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu, qua đó bất kỳ thơng tin về doanh nghiệp được Ủy ban Cơng ty tiếp nhận đều có thể được phân tích và cung cấp cho cơng chúng;

Ngồi ra, cơng chúng đầu tư có thể tiếp cận thơng tin về DNNN thông qua trang web của Chương trình Chuyển đổi GLCs hoặc Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah National. Hàng năm, Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah Nasional của Malaysia đều công bố danh mục đầu tư, chiến lược đầu tư, thông tin về hiệu quả tài chính của danh mục đầu tư, sáng kiến trách nhiệm xã hội…

1.4.2.5. Áp dụng mơ hình cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước

Hàn Quốc đã thiết lập ra Ủy ban Liên bộ và Quản lý Tổ chức công để phối hợp tốt hơn về sở hữu DNNN. Chức năng sở hữu DNNN kể từ năm 2007 được giám sát bởi một Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) (thay thế cho các cơ quan giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)