Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 93 - 94)

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nướ cở Việt Nam

2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Cho đến nay, DNNN Việt Nam vẫn là một công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động thị trường và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các DNNN có vốn góp Nhà nước cũng đóng vai trị chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, một số DNNN trong các lĩnh vực dịch vụ viễn thông, đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị trường. Các DNNN cũng là nơi tạo công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế. Tuy vậy, cho đến nay, DNNN trong một số ngành cũng gặp khó khăn như xây dựng và kinh doanh bất động sản, dầu khí, sản xuất, kinh doanh hàng hóa nơng sản.

DNNN cũng cịn nhiều hạn chế như:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực của Nhà nước đầu tư, thua lỗ, thất thốt lớn cịn xảy ra.

- Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Trách nhiệm của người quản lý Nhà nước chưa rõ ràng. Công tác cán bộ, tiền lương, thưởng của DNNN còn bất cấp, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất.

- Việc tách chức năng quản lý Nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp.

- Nhiều DNNN chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định. Do đó việc tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi cả nước của Bộ Tài chính cịn nhiều khó khăn.

- Cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như xử lý các vi phạm về giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên hiệu quả triển khai quy định về công khai, minh bạch chưa cao. Hiệu lực hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan quản lý Nhà nước không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)