2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thông tin tại DNNN
2.5.3.1. Nguyên nhân từ DNNN
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động kém của các DNNN được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến động lực minh bạch thơng tin kém. Có thể nhận thấy, mặc dù có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, việc hiệu quả kinh doanh kém hơn hẳn các doanh nghiệp có FDI, các DN cổ phần niêm yết. Mặt khác, tỷ lệ nợ lớn, nợ xấu, hiệu quả sử dụng tài sản thấp dẫn đến bản thân các DNNN khơng có động lực cơng bố thơng tin ra bên ngồi. Điều này cũng đã được minh chứng qua kết quả phân tích định lượng ở trên.
Thứ hai, bản thân các DNNN chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công bố thơng tin, những lợi ích mang lại tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khả năng thu hút các nhà đầu tư trên thị trường. Đa số các trường hợp không tự giác thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin kịp thời, trung thực là do tâm lý phòng thủ của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến thuế, quản lý thị trường cũng như công chúng… Mặt khác, theo Lê Duy Bình và Đồn Hồng Quang (2015), có hàng loạt bằng chứng thực tế cho thấy, các DNNN nhận được sự ưu đãi từ Chính phủ và Ngân sách Nhà nước, ví dụ như vay vốn không cần tài sản thế chấp, tiêp cận vốn cho vay theo chỉ định, được khoanh nợ, giãn nợ, được bổ sung vốn điều lệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, được trợ giá hoặc ưu đãi đặc biệt…. Một trong những ưu đãi mà báo cáo đề cập đến là các DNNN không thực hiện công bố thông tin như các DN cổ phần tư nhân đại chúng… Điều này phản ánh một thực tế là các DNNN vẫn còn tư duy nhận được sự ưu đãi của Nhà nước nên không cần thiết phải minh bạch thông tin với các bên liên quan.
Thứ ba, quản trị công ty DNNN hầu hết đều chưa hiệu quả. Điều này trực tiếp dẫn đến ý thức về công bố thông tin của tổ chức phát hành còn nhiều hạn chế. Hiện nay vẫn còn sự “chồng lấn” giữa chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước: Nhà nước vừa là chủ sở hữu đối với Doanh nghiệp nhà nước vừa tự mình ban hành quy định pháp luật về cơ chế hoạt động của DNNN. Chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay còn phân tán, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cũng được phân công là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nước tại DNNN. Có người đại diện vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác cịn thiếu chun nghiệp trong lĩnh vực có vốn đầu tư nhà nước và còn người đại diện là công chức nhà nước kiêm nhiệm. Mặt khác, mục đích chính của quản trị cơng ty cần được xác định là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và đảm bảo hài hịa giữa các nhóm lợi ích trong doanh nghiệp. Trong khi đó, vấn đề giám sát thơng tin của các cổ đơng, trong đó có Nhà nước chưa thật sự đạt hiệu quả thông qua đại hội đồng cổ đông. Quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số chưa được coi trọng đúng mức. Về địa vị pháp lý, đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có quyền cao nhất trong DN, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của DN. Song trên thực tế, nhiều đại hội đồng cổ đông chưa chú trọng đến quyền lợi thực sự của các cổ đông, như quyền chất vấn, yêu cầu người quản trị công ty phải trả lời về những vấn đề mà mình quan tâm.
Thứ tư là vấn đề chi phí và lợi ích của minh bạch thông tin đối với các đối tượng công bố thơng tin trên thị trường. Chi phí ở đây có thể kể đến các chi phí trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp như thiết lập một hệ thống thông tin doanh nghiệp hiệu quả, thành lập bộ phận chuyên trách về công bố thông tin, thực hiện công bố thông tin, tạo điều kiện để công chúng có thể tiếp cận dễ dàng các thơng tin. Ngồi ra, cịn có chi phí cơ hội khi để “rị rỉ” thơng tin về chiến lược kinh doanh ra bên ngoài, rủi ro mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh vì cơng bố quá nhiều thông tin, rủi ro mất đi các đặc quyền khi minh bạch thông tin…Trong khi đó, các lợi ích của minh bạch thơng tin, như đề cập ở chương 1 là việc tăng hiệu quả kinh doanh, khả năng huy động vốn, tăng giá cổ phiếu... trong điều kiện của Việt Nam lại chưa rõ nét. Khi nhả đầu tư chưa coi trọng và đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp thực hiện cơng bố thơng tin tốt thì những lợi ích của minh bạch thơng tin chưa lấn át được chi phí và rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải khi
minh bạch thơng tin, do đó, các DNNN chưa có động lực để thực hiện minh bạch thông tin trên TTCK. Mặt khác, các chi phí liên quan đến việc trừng phạt các trường hợp vi phạm minh bạch thông tin như đã phân tích ở trên lại khơng đủ lớn để mang tính chất răn đe nên nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận nộp phạt để không phải thực hiện minh bạch thông tin theo quy định.