Mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 87 - 89)

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nướ cở Việt Nam

2.1.7. Mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước

Thông thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được thực hiện bởi Thủ tướng, các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT). Căn cứ vào thẩm quyền của mình, họ sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước, những người có quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty; đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, các dự án đầu tư quy mô lớn (cho các DNNN vay quá mức hoặc các giải pháp bất thường khác), cho vay và đầu tư/thoái vốn, bổ nhiệm nhân sự. Tại các công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên, đại diện sở hữu nhà nước có thể đề cử các đại diện của Nhà nước vào Hội đồng cổ đông để thực hiện quyền biểu quyết. Mối quan hệ giữa các DNNN và các cấp chính phủ được chia thành hai cấp: cấp trung ương (Thủ tướng và các bộ) và cấp tỉnh (UBNDCT). Thủ tướng trực tiếp đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước tại công ty mẹ của các Tập đồn kinh tế, các Tổng cơng ty Nhà nước, các DNNN quy mô lớn và quan trọng, do Thủ tướng thành lập. Được sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo về Cải cách Doanh nghiệp, Thủ tướng cũng là người ra quyết định tái cấu trúc DNNN và phát triển doanh nghiệp. Chức năng tương tự cũng thuộc về các bộ và UBND cấp tỉnh.

Trong thời gian qua, một trong những sự thay đổi lớn của mơ hình quản lý vốn Nhà nước là Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/2018/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Số tiền quản lý có thể lên đến 5 triệu tỷ đồng. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

- Ủy ban giúp Thủ tướng xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.

- Ủy ban phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được giao.

- Uỷ ban là cơ quan chuyên trách phê duyệt phương án huy động vốn và dự án đầu tư lớn, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, quyết định chủ trương góp, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

- Ủy ban sẽ giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước.

- Ủy ban sẽ chủ trì, phối hợp trình Thủ tướng quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước.

Tại thời điểm thành lập, ngồi Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC, cịn có 29 tập đồn, tổng cơng ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối lâu dài thuộc sự quản lý của Ủy ban này.

Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của các DNNN, như một điều kiện cần trong quá trình tiến hành cổ phần hóa. Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết định kinh doanh hàng ngày trong quá trình quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính có nhiệm vụ chức năng trong lĩnh vực của các bộ mình và có các Bộ khác chịu trách nhiệm về vấn đề chủ sở hữu Nhà nước và quản lý Nhà nước, công tác quản lý Nhà nước bao gồm việc thực hiện và thi hành các quy định của Nhà nước.

Công tác giám sát các DNNN của chủ sở hữu thực hiện dựa trên Báo cáo tài chính thường niên và dẫn tới hình thành một bộ đánh giá (A, B, C) bao gồm các tiêu chí cụ thể: kim ngạch, lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận của vốn Nhà nước, khả năng thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn, tuân thủ pháp luật, chính sách, cơ chế ban hành liên quan và tình trạng thực hiện cung cấp dịch vụ và hàng hóa cơng. Kết quả đánh giá của các tổng công ty hay các công ty mẹ sẽ được công bố sau khi xin ý kiến Bộ Tài chính. Nếu các DNNN thua lỗ hoặc báo cáo các hoạt động chưa đầy đủ, các doanh nghiệp này phải chịu sự giám sát đặc biệt và sẽ phải nộp báo cáo hàng quý cho đến khi có lãi trong 2 năm tới. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ, doanh nghiệp có nguy cơ bị thanh lý/giải thể.

Kiểm tốn Nhà nước Việt Nam có quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định, báo cáo tài chính và các hoạt động của DNNN. Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra thường niên hoặc bất ngờ khi nhận được báo cáo về các hoạt động bất lợi hoặc các kết quả tiêu cực.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù mơ hình quản trị cơng ty của DNNN đã có sự tương đồng với các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên về mơ hình quản lý giám sát các DNNN lại có sự đa dạng phức tạp khá lớn.

Ví dụ, đối với tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN), các cơ quan giám sát tập đồn này bao gồm Bộ Cơng thương (chủ trì, phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên, thanh tra), và các bộ liên quan khác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ). Do đó, khó có cơ quan nào có đủ thẩm quyền và khả năng theo dõi đánh giá đầy đủ hiệu quả, toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)