Hồn thiện hệ thống quản trị cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 139 - 141)

3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN Việt Nam

3.2.2. Hồn thiện hệ thống quản trị cơng ty

Kết quả khảo sát về Thẻ điểm Quản trị công ty năm 2010 do IFC tiến hành đối với 100 cơng ty niêm yết có mức vốn hóa thị trường cao nhất tại TTCK Việt Nam đã chỉ ra rằng, minh bạch và công bố thông tin là một trong 3 nội dung (bên cạnh trách nhiệm của HĐQT, đối xử công bằng đối với các cổ đông) quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả quản trị công ty. Ngược lại, việc tăng cường hiệu quả quản trị cơng ty cũng chính là tăng cường minh bạch thơng tin trong DNNN.

Nhằm hồn thiện hệ thống quản trị cơng ty trong DNNN, cần chú trọng vào các nội dung chính sau đây:

i. Vai trò của HĐQT trong DNNN

Theo OECD (2010), Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp nhà nước phải có quyền lực, khả năng và tính khách quan cần thiết để thực hiện chức năng chỉ đạo chiến lược và giám sát quản lý; phải được giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu, hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và đối xử bình đẳng với cổ đơng; cần thực hiện chức năng giám sát quản lý và chỉ đạo chiến lược theo các mục tiêu mà chính phủ và cơ quan sở hữu đặt ra,

một phương thức cho phép đánh giá khách quan và độc lập hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; phải thành lập các ủy ban chuyên trách để hỗ trợ Hội đồng Quản trị thực hiện các chức năng của mình, đặc biệt là về kiểm tốn, quản lý rủi ro và chế độ thù lao; phải thực hiện đánh giá hàng năm để đánh giá hiệu quả của mình. Để đạt được theo hướng dẫn của OCED là một con đường khá dài, tuy vậy, theo tác giả, để tăng cường minh bạch thông tin DNNN, cần chú trọng các nội dung sau:

- Cần có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng đối với HĐTQ, Ban điều hành đối với việc minh bạch thơng tin của DNNN, trong đó quy định rõ người chịu trách nhiệm cao nhất về việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò của các ủy ban chuyên trách thuộc HĐQT, bao gồm ủy ban kiểm toán, quản lý rủi ro, đãi ngộ…thực hiện giám sát các hoạt động về minh bạch thông tin của DNNN đối với các chủ sở hữu và các bên liên quan.

ii. Vai trò của thành viên HĐQT độc lập và cơ chế ra quyết định của HĐQT

Để đảm bảo sự cân bằng và đảm bảo tính hữu hiệu trong hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT), DNNN cần chú trọng đến sự tham gia của thành viên độc lập và cơ chế ra quyết định của HĐQT. Thành viên độc lập, cơ chế và quy trình ra quyết định của HĐQT rất quan trọng bởi nó có liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng như: phê chuẩn kế hoạch chiến lược, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh và tài chính của DN, những quyết định liên quan đến việc tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên, bầu chọn chủ tịch HĐQT, tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu, tái cơ cấu tổ chức... Do đó, một quy trình đề cử HĐQT minh bạch, được tổ chức chặt chẽ và dựa trên việc đánh giá một loạt các kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm, đặc biệt ở các doanh nghiệp nơi Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn cổ phần và có tham gia vào việc đề cử HĐQT là vơ cùng cần thiết. Ngồi ra, việc sử dụng DN tuyển dụng chuyên nghiệp, sẽ giúp mở rộng số lượng ứng cử viên đủ khả năng cho HĐQT, đặc biệt là những chuyên gia từ khối tư nhân và những người có kinh nghiệm quốc tế.

iii. Đảm bảo quyền của cổ đông

Mục tiêu trọng tâm thứ hai của hoạt động tái cấu trúc là đảm bảo doanh nghiệp có đủ cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đơng nhỏ.

Cơ chế này có liên quan đến điều lệ và quy chế quản trị công ty của doanh nghiệp. Cơ chế khuyến khích cổ đơng thực hiện các quyền của họ, đặc biệt là quyền biểu quyết, hoặc liên kết thành nhóm để cùng nhau thực hiện các quyền của mình, cổ đông được quyền tự do tiếp cận với các thơng tin khác về DN ngồi các thông tin theo quy định... phải được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời.

Ngoài ra, cơ chế này cũng địi hỏi HĐQT phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho các cơ quan đăng ký và các tổ chức có thẩm quyền các thông tin về DN, đặc biệt là các thông tin liên quan tới quyền của cổ đông, và đảm bảo rằng điều lệ công ty, các quy định và tài liệu nội bộ không quy định thêm các nghĩa vụ khác của cổ đơng ngồi các nghĩa vụ đã được luật pháp quy định.

iv. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Một hệ thống kiểm soát hiệu lực và kiểm tốn nội bộ có tính độc lập cao đảm bảo cho hiệu quả quản trị cơng ty, từ đó minh bạch trong quản trị và trách nhiệm giải trình trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.

Hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh, đồng nghĩa các chỉ số đánh giá rủi ro thấp. Rủi ro thấp và quản trị công ty tốt, tạo sự tin tưởng cao hơn nơi các cổ đông, và giá trị doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao trong mắt các nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp.

Các DNNN cần phân biệt giữa quản trị công ty tốt và tuân thủ theo pháp luật, và thể hiện rõ cam kết của mình đối với quản trị cơng ty bằng cách tự mình hoặc dưới sự trợ giúp, tư vấn của các chuyên gia cần rà sốt hệ thống quản trị cơng ty của mình nhằm phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng, những điều chưa hợp lý từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Cần nâng cao vị trí, vai trị của cổ đơng–chủ sở hữu DN trong việc đề xuất các yêu cầu quản trị công ty, nhất là việc thực hiện quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động của người quản trị công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)