Minh bạch thông tin bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 52)

1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tạ

1.3.5.1. Minh bạch thông tin bắt buộc

Thông tin bắt buộc là những thông tin mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải cơng bố. Do đó, minh bạch thông tin bắt buộc là việc công bố thông tin bắt buộc một cách tin cậy, kịp thời và thích hợp theo một cách thức mà các bên liên quan có thể tiếp cận. Nội dung thơng tin cũng như chất lượng thơng tin và hình thức cơng bố thơng tin thường được pháp luật quy định.

Tại các nước trên thế giới, các quy định này cũng có sự khác biệt. Một số quốc gia yêu cầu DNNN phải thực hiện công bố thông tin tương tự như công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, một số nước chỉ yêu cầu đối với các DNNN lớn, đặc biệt, một số nước đưa ra quy định riêng về công bố thông tin đối với DNNN và chủ yếu thực hiện minh bạch thông tin với cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo Nghị định số 81/2015 về việc công bố thông tin của DNNN của Việt Nam, việc công bố thông tin bắt buộc gồm công bố thông tin định kỳ và công bố

HĐQT DNNN Công dân

Ban điều hành DNNN

Quốc hội Bộ quản lý

thông tin bất thường. Nội dung công bố thông tin định kỳ gồm các thông tin về kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh các năm, báo cáo tiền lương…Nội dung công bố thông tin bất thường không có sự khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác, đều căn cứ theo Khoản 1, điều 109 Luật doanh nghiệp 2014 để thực hiện.

Minh bạch thông tin bắt buộc tại doanh nghiệp thường bao gồm:

- Công bố thông tin định kỳ của các doanh nghiệp như công bố thông tin về báo cáo giữa niên độ, báo cáo thường niên như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các bản thuyết minh báo cáo tài chính…

- Công bố thông tin bất thường: những thông tin bất thường được cho là có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan. Thông thường, luật pháp thường liệt kê những thông tin được coi là bất thường ví dụ như thơng tin tạm ngừng kinh doanh, tài khoản của doanh nghiệp bị phong tỏa, quyết định khởi tố thành viên HĐQT…

- Công bố thông tin theo yêu cầu: là những thông tin mà doanh nghiệp công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản.

- Công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty: Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho doanh nghiệp được định hướng điều hành và được kiểm sốt một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đơng và những người có liên quan đến doanh nghiệp. Các nhà đầu tư rất cần có thơng tin về tình hình quản trị công ty để biết được đội ngũ quản trị doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng, để có chiến lược đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp. Qua đó sẽ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của chính doanh nghiệp.

1.3.5.2. Minh bạch thơng tin tự nguyện

Nếu như minh bạch thông tin bắt buộc, chỉ cần căn cứ vào mức độ tuân thủ các quy định pháp luật thì việc minh bạch thơng tin tự nguyện phức tạp hơn vì nó phụ thuộc vào hệ thống quản trị công ty, trong đó có hệ thống thơng tin doanh nghiệp và mức độ quan tâm của từng doanh nghiệp đối với việc công bố thông tin

Việc tự nguyện công bố thông tin dựa trên lý thuyết kinh tế "hành vi hợp lý của người làm kinh tế", khi nhà quản lý xem xét mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc cơng bố, nếu việc tự nguyện cơng bố có lợi ích lớn hơn chi phí thì họ sẽ thực hiện việc cơng bố, ngược lại thì sẽ khơng tự nguyện cơng bố (Yu Tian, 2009).

Hướng dẫn về Quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước của OECD

khuyến nghị doanh nghiệp nhà nước tối thiểu phải tuân thủ các yêu cầu công bố thông tin như công ty niêm yết (OECD, 2015, tr.59). Bộ Quy tắc nêu rõ “doanh nghiệp nhà nước phải cơng bố các thơng tin tài chính và phi tài chính trọng yếu về doanh nghiệp… bao gồm cả các lĩnh vực gây lo ngại đối với nhà nước trong vai trò chủ sở hữu và đối với người dân. Đặc biệt, nội dung thông tin phải bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện vì lợi ích chung của xã hội” (OECD, 2015, tr.58).

Khái niệm nền tảng cho khuyến nghị của OECD là khái niệm tính trọng yếu (quan trọng) của thơng tin. Thông tin trọng yếu là thông tin mà không công bố hoặc cơng bố sai có thể ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế của người sử dụng.

Việc áp dụng khái niệm tính trọng yếu cho phép các doanh nghiệp tránh được việc phải công bố những thông tin quá chi tiết mà các cổ đơng khơng quan tâm. Tính trọng yếu là một khái niệm mang tính tương đối và tùy thuộc vào bối cảnh. Trong thực tế, rất khó xác định mức độ chính xác của khái niệm này. Ví dụ, những thiệt hại trị giá 130 triệu đồng thể hiện trên giấy tờ của một doanh nghiệp với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, rõ ràng là không mấy quan trọng đối với các cổ đơng; trái lại, đó có thể là thơng tin trọng yếu đối với một cửa hàng in nhỏ của một gia đình nào đó.

Các doanh nghiệp cũng khơng phải cơng bố các thơng tin có thể làm tổn hại vị thế cạnh tranh của họ trừ phi việc công bố thông tin là cần thiết để cung cấp thông tin đầy đủ cho quyết định đầu tư hoặc để tránh làm nhà đầu tư hiểu lầm.

Chuẩn mực Quản trị công ty của OECD (2015) khuyến nghị, doanh nghiệp nhà nước cần công bố những thông tin sau:

i. Mục tiêu của doanh nghiệp và kết quả đạt được (đối với doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ, nội dung này phải bao gồm mọi nhiệm vụ do cơ quan sở hữu nhà nước đã giao)

Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ định hướng cho mục tiêu cá nhân của các nhà lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp; nâng cao cam kết của Ban Giám đốc điều hành trong việc theo đuổi các mục tiêu đó; đồng thời thiết lập khn khổ giám sát, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Những mục tiêu này có tính chất cụ thể, do doanh nghiệp xây dựng và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu chính sách cơng, nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về các mục tiêu này cho cổ đông phi nhà nước. Thông tin liên quan cần được công bố cho mọi cổ đông tại thời điểm đầu tư và được liên tục cập nhật trong suốt thời gian đầu tư.

Ngoài mục tiêu thương mại, doanh nghiệp được khuyến khích cơng bố các chính sách và kết quả liên quan tới đạo đức kinh doanh, môi trường, các vấn đề xã hội, nhân quyền và các cam kết chính sách cơng khác (OECD, 2015, tr.39 – niêm yết). Những thông tin này sẽ giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá hợp lý triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan và cộng đồng, cũng như các biện pháp doanh nghiệp tiến hành để thực hiện mục tiêu của mình.

Doanh nghiệp nhà nước cần báo cáo về cách thức doanh nghiệp đã hoàn thành các mục tiêu bằng việc cơng bố các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chủ yếu, kể cả cách thức đạt các mục tiêu chính sách cơng nếu đó là nhiệm vụ của doanh nghiệp (OECD, 2015. tr.60)

ii. Kết quả tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm chi phí và vốn tài trợ cho các mục tiêu chính sách cơng (nếu có)

Thơng lệ quốc tế khuyến khích Ban giám đốc DNNN cơng bố tự nguyện một báo cáo phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, cung cấp những thơng tin mang tính chiến lược. Báo

nhằm: (i) Bổ sung thơng tin cho báo cáo tài chính; (ii) Đưa ra định hướng cho tương lai; (iii) Tập trung vào việc tạo ra các giá trị lâu dài; (iv) Tích hợp triển vọng ngắn và dài hạn; (v) Trình bày thơng tin quan trọng phục vụ nhu cầu ra quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính; (vi) Phản ánh độ tin cậy, sự so sánh, phù hợp, ổn định và dễ hiểu của báo cáo tài chính. (IFC, 2011, tr.500).

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước được giao thực hiện các mục tiêu chính sách cơng, nhằm duy trì một sân chơi bình đẳng với đối thủ cạnh tranh tư nhân, doanh nghiệp nhà nước sẽ được bù đắp đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu đó. Các chi phí liên quan đến việc thực hiện chính sách cơng cần được xác định rõ ràng, công bố đầy đủ và phải được ngân sách nhà nước chi trả thỏa đáng trên cơ sở các quy định pháp lý cụ thể và/hoặc thông qua cơ chế hợp đồng. Cách thức tài trợ những mục tiêu này cũng phải được công bố và giải trình rõ ràng. Việc tài trợ và thực hiện mục tiêu chính sách cơng cũng cần được giám sát và đánh giá thông qua hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động chung.

iii. Các rủi ro trọng yếu có thể tiên liệu và quản trị rủi ro

Những yếu tố rủi ro trọng yếu cần được báo cáo một cách kịp thời và thường xuyên nhằm tránh việc đưa các quyết định chiến lược không phù hợp và thua lỗ tài chính ngồi dự kiến (OECD, 2015, tr.61)

Rủi ro là một trong những khía cạnh trọng yếu nhất mà bất kỳ người sử dụng thông tin tài chính nào cũng cần xem xét. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm cơng bố đầy đủ về bản chất và mức độ rủi ro phát sinh trong hoạt động của mình. Các loại rủi ro bao gồm: rủi ro đặc trưng của ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý; rủi ro tài chính (biến động lãi suất, rủi ro tiền tệ…); rủi ro hoạt động (sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, hàng hóa, thị trường...); rủi ro chính trị; rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh và giao dịch ngoại bảng tổng kết tài sản; rủi ro đạo đức kinh doanh; rủi ro liên quan đến môi trường

Doanh nghiệp nhà nước cần thiết lập và báo cáo theo các tiêu chuẩn cập nhật nhất về các chiến lược quản lý rủi ro cũng như các hệ thống được thiết lập để thực hiện chúng. Hệ thống quản lý rủi ro nội bộ vững chắc sẽ nhận dạng, quản lý, kiểm soát và báo cáo rủi ro.

iv. Mọi hỗ trợ tài chính, bao gồm cả bảo lãnh nhận được từ nhà nước; các cam kết được thực hiện thay mặt doanh nghiệp, bao gồm các cam kết theo hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh từ các dự án hợp tác công – tư

Để có được bức tranh trung thực và tồn vẹn về tình hình tài chính, doanh nghiệp nhà nước cần công bố các nghĩa vụ chung, sự hỗ trợ tài chính hoặc cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và doanh nghiệp một cách phù hợp. Việc công bố phải bao gồm chi tiết của tất cả các khoản tài trợ hoặc trợ cấp mà nhà nước cấp cho doanh nghiệp, tất cả các bảo lãnh của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tất cả các cam kết mà nhà nước thực hiện nhân danh doanh nghiệp (OECD, 2015, tr.62).

Công bố về các khoản bảo lãnh có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc do nhà nước thực hiện. Việc cơ quan lập pháp giám sát các bảo lãnh của nhà nước để đảm bảo tuân thủ các thủ tục ngân sách được coi là thông lệ tốt (OECD, 2015, tr.62).

Quan hệ hợp tác công - tư cũng cần được công bố thông tin đầy đủ. Các dự án hợp tác công - tư như vậy thường mang tính chất chuyển giao rủi ro, nguồn lực và lợi nhuận giữa đối tác nhà nước và tư nhân để cung cấp các dịch vụ công cộng hoặc cơ sở hạ tầng cơng cộng, và vì vậy có thể làm phát sinh những rủi ro trọng yếu mới (OECD, 2015, tr.62).

v. Các vấn đề có liên quan đến người lao động và các bên liên quan khác

“Doanh nghiệp nhà nước cần cung cấp thơng tin về những vấn đề trọng yếu có liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan khác có thể có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp, hoặc có tác động đáng kể đối với các bên có quyền lợi liên quan” (OECD, 2015, tr.62). Những thơng tin này có thể truyền đạt thơng điệp quan trọng về sức cạnh tranh của doanh nghiệp tới các bên tham gia thị trường và các bên có quyền lợi liên quan khác (OECD, 2015, tr.63).

Thông tin tự nguyện cơng bố về người lao động có thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể, và cơ chế đại diện cho người lao động; chính sách, chương trình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; tỷ lệ lao động ổn định; chương trình sở hữu cổ

Doanh nghiệp nên cơng bố thơng tin tồn diện về quan hệ với các bên có

quyền lợi liên quan khác như chủ nợ, nhà cung cấp và cộng đồng địa phương. Việc cơng bố cũng có thể bao gồm thông tin quan trọng về các biện pháp môi trường, xã hội, nhân quyền, phòng chống tham nhũng (OECD, 2015, tr.62).

1.3.6. Các tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước

Minh bạch thơng tin tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng được đánh giá bởi các tiêu chí sau:

1.3.6.1. Tính thích hợp

Thơng tin thường rất đa dạng và phức tạp, đồng thời yêu cầu và mục đích của các chủ thể sử dụng thơng tin cũng khác nhau. Việc đảm bảo tính phù hợp của thơng tin là rất khó khăn vì hai lý do sau: “một là, thông tin mang tính chủ quan; người gửi tiền cần thơng tin để đảm bảo tiền gửi của họ là an tồn; nhà đầu tư cần thơng tin về khoản nợ và rủi ro; và cơng chúng cần biết về tình hình kinh tế hiện tại, chính sách tiền tệ của quốc gia… Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin dẫn đến sự tràn ngập thông tin, lại dẫn đến một nghịch lý là chính sự q tải thơng tin có nguy cơ làm lỗng đi tính phù hợp của thơng tin” (Tara Vishwanath

và Kaufmann, 2001, tr.43).

Theo Céline Michailesco (2010), tính phù hợp nghĩa là trong q trình cơng bố thơng tin, chủ thể công bố thông tin phải luôn chú trọng tới nhu cầu của người sử dụng thông tin để cung cấp thơng tin thích hợp nhất.

Hơn nữa, thơng tin thích hợp là thơng tin có thể tạo nên sự khác biệt trong việc ra quyết định của người sử dụng. Để làm được điều đó thì thơng tin phải có giá trị dự báo hoặc giá trị xác nhận hoặc cả hai. Theo Blanchet và Prickett (2002) trích trong Kulzick (2004), giá trị dự báo của thông tin giúp người sử dụng dự báo các kết quả trong tương lai; giá trị xác nhận cung cấp những phản hồi về các đánh giá trước đó để có những hiệu chỉnh phù hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng.

1.3.6.2. Tính tin cậy

Theo Tara Vishwanath và Kaufmann, “những chuẩn mực đối với chất lượng

kiểm toán bên ngoài hoặc những tổ chức tạo lập chuẩn mực” (Tara Vishwanath và

Kaufmann, 2001, tr.43). Như vậy, tính tin cậy được đảm bảo khi thông tin công bố

chất lượng, có thể kiểm chứng được; tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như các

quy định pháp luật liên quan, các thơng tin tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức độc lập được cấp phép, có uy tín. Có thể kiểm chứng nghĩa là những người sử dụng độc lập với những kiến thức khác nhau có thể đi đến một sự thống nhất chung khi xem xét các thông tin cơng bố, mặc dù sự thống nhất đó khơng nhất thiết phải tồn vẹn.

Mặt khác, tính tin cậy cũng bao hàm của tính chính xác của thơng tin, nghĩa là thơng tin phản ánh trung thực và khách quan những sự kiện đã phát sinh, không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh nhằm áp đặt ý kiến và đánh giá của người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)