Phương hướng cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế trực tuyến của cơ quan thuế nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)

5.1.1. Quan điểm cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa của ngành Thuế

Trong điều kiện của một quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành Thuế Việt Nam là những người lính gác cửa nền kinh tế đất nước.“Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta ngành Thuế Việt Nam là người mở cửa tạo thuận lợi cho những hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại đồng thời cũng là người bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia. Ngành Thuế Việt Nam ln duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến thuế. Đứng trước yêu cầu đó, quan điểm để cải cách hiện đại hóa của ngành ngành Thuế là:”

- Việc“cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Chiến lược phát triển ngành Thuế đến năm 2020, đồng thời phải phù hợp với chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia giải đoạn 2011-2020; định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước”tới năm 2020 cũng như phù hợp và đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Kế thừa những thành tựu đã đạt được về cơng tác“cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2011-2015.

- Triển khai các nghị quyết TW về tinh giản biên chế, cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức viên chức; đẩy mạnh ứng dụng CNTT; thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách hành chính nhà nước, cải thiện mơi trường kinh doanh.”

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của các vùng miền và các bộ ngành liên quan. - Xây dựng ngành Thuế“Việt Nam trở thành cơ quan áp dụng điện tử hiện đại, triển khai hiệu quả, hiệu lực các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thuế, trở thành cơ quan quản lý nhà nước đi đầu trong cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh mối quan hệ đối tác trong và ngoài nước, tạo thuận lợi cho các đối tác trong thực hiện thủ tục về thuế. Xây dựng lực lượng ngành Thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính được trang bị và làm chủ các trang thiết.”

5.1.2. Phương hướng cải cách hiện đại hoá của ngành Thuế

cao chất lượng hiệu quả quản lý thuế. Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tiếp tục đẩy mạnh đáp ứng những mục tiêu của chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, đồng thời triển khai đầy đủ các nội dung định hướng và hoàn thành các mục tiêu của Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Phương hướng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế giai đoạn 2016-2020 ưu tiên cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho NNT, bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, Phát triển ứng dụng CNTT phục vụ NNT”

- Cung cấp các dịch vụ công phục vụ NNT mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, đáp ứng nhu cầu thực tế;

- Cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cơ bản ở mức độ 4.

Các dịch vụ thuế điện tử cơ bản gồm: đăng ký thuế; nộp tờ khai thuế; nộp thuế; hoàn thuế. Dịch vụ thuế điện tử mức độ 4 được hiểu là: NNT lập và gửi các biểu mẫu thủ tục hành chính thuế hồn tồn trực tuyến, thanh tốn lệ phí (nếu có) trực tuyến, nhận kết quả trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Giảm thời gian, số lần trong một năm NNT phải thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Thứ hai, phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan thuế:

- Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động quản lý thuế nhằm tăng tốc độ xử lý cơng việc, giảm chi phí hoạt động.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, CSDL tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Thứ ba, phát triển và hoàn thiện hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan nhà nước: Tích hợp, kết nối với các hệ thống thông tin, CSDL các Bộ, ngành trên quy mô quốc gia, dựa trên cơ sở “Khung Kiến trúc” tạo nền tảng Chính phủ điện tử.

Tổng cục Thuế phấn đấu, đến năm 2020, tối thiểu 80% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ trực tuyến mà cơ quan thuế cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế trực tuyến của cơ quan thuế nghiên cứu trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)