Trên cả phương diện thực tế và nghiên cứu lý luận, vấn đề làm thế nào để tăng cường QLNN đối với các ngành nói chung và ngành giao thơng vận tải nói riêng ln được sự quan tâm đặc biệt và chuyển hóa thành các kế hoạch hành động cụ thể từ Chính phủ, Bộ, Ban ngành đến các địa phương.
Trong hơn 10 năm vừa qua, sự tăng trưởng nhanh kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đã góp phần giải quyết cơ bản yêu cầu và nhu cầu về hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa trên cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông quốc lộ chưa đảm bảo tính đồng bộ đã dẫn đến sự mất cân đối về năng lực vận chuyển, khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải kém hiệu quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa trong chuỗi logistics ở Việt Nam. Về thực tiễn hoạt động QLNN ngành GTVT, hình thành 3 phân hệ chức năng: Hoạch định chiến lược phát triển toàn ngành, quy hoạch phát triển GTVT tại các địa phương; Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về phương tiện, thiết bị phục vụ vận tải và các quy định về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả hệ thống quản lý trật
tự an tồn GTVT); Xây dựng các chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh và đa dạng của nhu cầu vận tải cũng như bùng nổ về số lượng doanh nghiệp cùng với sự thay đổi liên tục về phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh đã gây nên khơng ít khó khăn trong QLNN đối với ngành GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Trong đó, tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai các hoạt động chức năng của QLNN chưa thực sự thích ứng với sự biến đổi của mơi trường kinh doanh.
Về lý luận, các nghiên cứu về QLNN trong lĩnh vực giao thông vận tải chủ yếu được thực hiện dưới dạng các đề án giải quyết những bức xúc mang tính sự việc trong quản lý hoạt động vận tải nói chung. Trong khi đó, VTHH bằng ơ tơ có những đặc điểm mang tính đặc thù liên quan đến hệ thống sản xuất, chuỗi cung ứng trên phạm vi quốc gia và tồn cầu. Do đó, trước hết cần nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện về QLNN nhằm kiến tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước. Với ý nghĩa như vậy, nghiên cứu hồn thiện và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN về VTHH bằng ô tơ là một trong những vấn đề có tính thời sự cần nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống và đảm bảo giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn nhằm kết nối chặt chẽ giữa quản lý nhà nước với quản lý doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về QLNN và phân tích tính đặc thù của VTHH bằng ơ tơ, từ đó xây dựng cơ sở khoa học hình thành nội dung, hình thức, phương pháp và các cơng cụ QLNN trong lĩnh vực VTHH bằng ô tô.
- Nghiên cứu khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình hoạt động QLNN về VTHH bằng ô tô ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cũng như các nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLNN về VTHH bằng ô tô. Kết quả nghiên cứu khảo sát sẽ làm căn cứ thực tiễn để đề ra biện pháp, công cụ nhằm tăng cường năng lực của hệ thống QLNN về VTHH bằng ơ tơ nói riêng và giao
- Trên cơ sở thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển ngành, căn cứ vào phân tích thực trạng QLNN và môi trường ngành hiện nay, luận án đề xuất các quan điểm, các nhóm giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp, lộ trình thực hiện các giải pháp tăng cường QLNN về VTHH bằng xe ô tô đáp ứng mục tiêu phát triển ngành hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.