Công tác thanh tra, kiểm tra và an tồn giao thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 97 - 98)

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tô

3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra và an tồn giao thơng

Cơ quan QLNN thực hiện công tác hậu kiểm quản lý vận tải hàng hóa bằng việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về quản lý vận tải. Công tác hậu kiểm có vai trị rất quan trọng trong QLNN. Cơ quan QLNN thực hiện hậu kiểm bằng việc thanh, kiểm tra của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.

Theo quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ, cơ quan thanh tra nhà nước về GTVT gồm: Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (Thanh tra Bộ), Thanh tra Sở Giao thông vận tải (Thanh tra Sở) và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam; Chi cục Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Chi cục Đường thủy nội địa); Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Cảng vụ Đường thủy nội địa); Cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thanh tra. Nhiệm vụ chức năng của các cơ quan thanh tra thuộc Bộ GTVT được quy định chi tiết liên quan đến công tác xây dựng, ban hành hướng dẫn kế hoạch, tổ chức thực hiện thanh tra và xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực thanh tra ngành.

Về hoạt động thanh tra: Công tác Thanh tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại đơn vị KDVT đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm

dừng nghỉ, trạm KTTTX, trạm thu phí và trực tiếp trong q trình lưu thơng phương tiện trên đường. Trong giai đoạn hiện nay, công tác thanh tra tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại một số tỉnh, thành phố.

- Thanh tra việc tuân thủ quy định về tải trọng của doanh nghiệp vận tải. Theo thống kê từ lực lượng thanh tra giao thông, trong tháng 9/2018, các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định trên cả nước và lực lượng thanh tra các sở GTVT cùng công chức thanh tra các Cục quản lý đường bộ đã tiến hành kiểm tra 23.911 xe, trong đó có 1.954 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 8,17%) [69].

- Thanh tra xử lý vi phạm an tồn giao thơng: Lực lượng Thanh tra Bộ GTVT đã kiểm tra và phát hiện 32/35 đơn vị là đầu mối bốc xếp hàng hóa được kiểm tra có vi phạm về xếp hàng hóa lên mỗi xe ơ tơ vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông đối với 106 phương tiện; Đoàn kiểm tra đã giao Thanh tra các Sở GTVT có liên quan xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, với tổng số tiền xử phạt hơn 400 triệu đồng [12].

- Thanh tra công tác kiểm định ATKT & BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại 33 Trung tâm, Chi nhánh Trung tâm, Trạm đăng kiểm xe cơ giới, Chi cục Đăng kiểm xe cơ giới.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lượng thanh tra giao thông đường bộ mới chỉ chủ yếu thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hành lang đường bộ, xe chở quá khổ, quá tải trọng cho phép, kiểm tra hoạt động của phương tiện tại giao thông tĩnh... Việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý vận tải của chủ xe, lái xe và của các đơn vị KDVT, bến xe còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)