3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tô
3.2.6. Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận
hóa bằng ơ tơ
bằng thị trường cục bộ trên mạng lưới vận tải quốc gia. Do đó, cần có sự phối hợp liên ngành GTVT, công an và các địa phương, cơ chế phối hợp để điều tiết luồng giao thông đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải toàn ngành. Đặc biệt, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều phối vận tải giữa các tuyến và tăng cường vận tải đa phương thức.
Các quy định chi tiết thủ tục về điều kiện kinh doanh, giám sát thực hiện và điều chỉnh chưa kịp thời so với sự thay đổi phức tạp về quy mơ và hình thức hoạt động của các thành phần tham gia vận tải. Cụ thể, theo Nghị định số 86/2014/NĐ- CP, còn một số hạn chế sau:
- Về quản lý điều kiện kinh doanh: Kinh doanh vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các đơn vị KDVT phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp phép hoạt động. Công tác cấp Giấy phép KDVT được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trên cả nước, tại các địa phương, giao cho các Sở GTVT thực hiện. Các Sở GTVT địa phương đã phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho các đơn vị KDVT. Điều kiện KDVT được quy định rõ tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ, gồm các điều kiện về phương tiện, người lái và người phục vụ trên xe, tổ chức quản lý của doanh nghiệp....Tuy nhiên, việc quy định điều kiện phải có người điều hành vận tải đối với các chủ hộ kinh doanh vận tải sẽ khó thực hiện, ảnh hưởng đến cơng tác quản lý an tồn giao thơng, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ ở một số đơn vị kinh doanh vận tải chưa đảm bảo đúng quy định.
- Quy định về duyệt phương án kinh doanh để cấp Giấy phép kinh doanh đã gây khó khăn cho cơ quan cấp phép cũng như cho đơn vị kinh doanh vận tải, đồng thời trong thực tế việc thay đổi phương án kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải được thực hiện thường xuyên, liên tục tùy thuộc vào điều kiện hoạt động và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị. Cho nên, nếu mỗi lần thay đổi phương án kinh doanh đều phải đợi cơ quan cấp phép phê duyệt xong mới được hoạt động sẽ làm chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Việc cấp giấy phép KDVT hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ, báo cáo của các đơn vị KDVT
về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra trước và sau khi cấp phép chưa được thực hiện nghiêm túc. Do đó, trong thực tế, cịn nhiều đơn vị KDVT chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các điều kiện KDVT, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc các quy định về lắp đặt, sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT; hoạt động của bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; việc đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải theo như đăng ký. Mặt khác, việc cấp Giấy phép kinh doanh cho đối tượng kinh doanh không thu tiền trực tiếp (DNVT có vốn đầu tư nước ngồi) cịn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định riêng cho phù hợp với hình thức kinh doanh của đối tượng này và cam kết tham gia WTO của Việt Nam.
- Quy định về lắp thiết bị giám sát hành trình đã phát huy hiệu quả về giám sát an tồn giao thơng. Tuy nhiên, do hiện nay thị trường kinh doanh vận tải hàng hóa vẫn cịn nhỏ lẻ, ý thức chấp hành các quy định của chủ phương tiện cịn hạn chế. Thực tế cho thấy, tình trạng xe chở quá tải, lái xe vi phạm quy định về an toàn giao thơng vẫn diễn ra phức tạp. Do đó, cần thiết lập hệ thống giám sát và xử lý vi phạm chặt chẽ hơn để đảm bảo thực thi hiệu quả các quy định của QLNN trong thực tiễn hoạt động vận tải.
- Quy định về quy mô đối với các đơn vị kinh doanh vận tải: Theo thống kê, tính đến hết năm 2016 mặc dù đã có một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện liên kết, các hộ kinh doanh gia nhập hợp tác xã hoặc liên kết để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn cả nước có quy mơ nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tổng số đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn cả nước số lượng đơn vị kinh doanh vận tải có quy mơ nhỏ hơn 05 xe là 17.799/24.580 đơn vị, chiếm 72,4% tổng số đơn vị kinh doanh vận tải. Trong đó, số lượng đơn vị kinh doanh vận tải có quy mơ nhỏ hơn 05 xe theo từng loại hình như sau: tuyến cố định chiếm 34,6%; xe buýt chiếm 10,0%; xe hợp đồng chiếm 86,6%; xe công ten nơ chiếm 53,2%; xe du lịch chiếm 76,9%; xe tải 78,4%. Như vậy, theo lộ trình quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì hầu hết các đơn vị này sẽ khơng thực hiện được quy định về quy mơ, điều này sẽ gây khó khăn trong q trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần điều chỉnh quy định về quy mô doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp điều kiện thực tế.