Về hoạt động quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 104 - 107)

Về tổng thể, QLNN về VTHH tại Việt Nam đang đi đúng hướng, ngày càng tiếp cận với tình hình chung của thế giới. Trong những năm qua, quản lý vận tải đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và đạt được những kết quả tốt. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển VTHH đã tương đối đầy đủ, đồng bộ và thống nhất giữa các cấp quản lý đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù vận tải của Việt Nam. Đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy QLNN từ cấp Chính phủ, Bộ GTVT và các Bộ, Ban ngành liên quan theo chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo” trên các góc độ: Chính phủ phải chủ động thiết kế hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế để dẫn đạo nền kinh tế; chủ trì và chịu trách nhiệm đầu tư những lĩnh vực vượt quá khả năng của tư nhân; thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các bên tham gia (bao gồm cả trong nước và nước ngồi); xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Về xây dựng hệ thống pháp luật, đã hình thành hệ thống VBQPPL tương đối đầy đủ về quy định chức năng, nhiệm vụ QLNN, các quy định của luật và các chính sách phát triển trong VTHH bằng ơ tơ. Trong q trình xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách, Bộ GTVT đã ln chủ động tổ chức lấy ý kiến góp ý của các ban, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT để tiếp nhận ý kiến tham gia của nhân dân.

Về tổ chức quản lý và điều hành, sự vào cuộc mạnh mẽ và liên tục đổi mới phương thức quản lý từ cấp Chính phủ, Bộ ngành đến chính quyền các địa phương đã tạo nên bước chuyển biến tích cực trong quản lý vĩ mơ của nền kinh tế, ngành

GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Trong đó, đổi mới tinh gọn bộ máy quản lý, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và điều hành hoạt động đã mang lại hiệu quả và nâng cao năng lực của hệ thống QLNN. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý được thực hiện hiệu quả, trật tự hoạt động vận tải đã cơ bản được thiết lập, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, dịch vụ VTHH, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng cho tổ chức, cá nhân (hộ kinh doanh) VTHH bằng ô tô.

Tuy nhiên, phân tích thực trạng hoạt động của các cơ quan QLNN và ý kiến đánh giá của DNVT, công tác QLNN trong lĩnh vực VTHH bằng ơ tơ cho thấy cịn bộc lộ một số hạn chế và tồn tại sau:

- Về tổ chức bộ máy QLNN, hệ thống QLNN từ cấp trung ương đến địa phương đã được thiết lập với đầy đủ các cơ quan quản lý và quy định trách nhiệm quyền hạn QLNN về GTVT nói chung. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan QLNN liên quan đến các nội dung hoạt động VTHH bằng ô tô chưa đảm bảo tính đồng bộ, cịn có sự chồng chéo về quyền hạn giữa các cơ quan chức năng quản lý theo ngành và các địa phương. Trong đó, quản lý phương tiện, quản lý an toàn giao thơng và bảo vệ mơi trường có sự tham gia của nhiều cơ quan QLNN, dẫn đến sự chồng chéo, gây khó khăn trong việc phối hợp hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện các chức năng QLNN chuyên ngành.

- Về xây dựng, ban hành hệ thống VBQPPL: Hệ thống VBQPPL về VTHH bằng ơ tơ cịn thiếu các quy định về vận tải container, vận tải đa phương thức và vận tải hàng hóa đặc biệt, thiếu quy định chi tiết và đầy đủ về điều kiện kinh doanh đối với DNVT có vốn đầu tư nước ngồi. Việc thực hiện quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự đảm bảo tính đồng bộ, tính khoa học và thực tiễn chưa cao, cịn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng và triển khai. Một số văn bản chưa đảm bảo ổn định lâu dài về hiệu lực và tính khả thi chưa cao, vẫn cịn những văn bản luật sai về nội dung, thể thức văn bản và thống nhất về thẩm quyền ban hành. Nguyên nhân chủ yếu là hạn chế nguồn lực về con người, tổ chức triển khai và ngân sách. Mặt khác việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo

trước khi ban hành chưa thực hiện hiệu quả, thiếu sự tham gia rộng rãi của các đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách QLNN. Việc ban hành các văn bản Luật và dưới Luật chưa đảm bảo tính kịp thời.

- Về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực VTHH bằng ô tô: Việc quản lý điều kiện kinh doanh đã được thực hiện theo quy trình cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép (Giấy phép vận tải, giấy phép liên vận, phù hiệu)… nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên nặng về tính hình thức hành chính, chưa sử dụng nhiều cơng cụ kinh tế. Cơng tác quản lý hành chính về cấp phép kinh doanh và giải quyết các thủ tục hành chính về điều kiện kinh doanh tập trung tại các Sở GTVT nên việc xử lý còn chậm và gây khó khăn cho các chủ thể ở vùng sâu, vùng xa. Thủ tục hành chính cịn nhiều, chồng chéo, bất hợp lý, thậm chí có lúc mâu thuẫn gây phiền hà, tiêu cực cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

- Về tổ chức thực hiện giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm: Ngoài các giải pháp tăng cường hoạt động công tác thanh tra, Bộ GTVT đã tiến hành đầy đủ công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực hoạt động ngành, bao gồm thanh tra hành chính và chuyên ngành. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ GTVT cũng tăng cường và giải quyết tố cáo, khiếu nại đảm bảo đúng pháp luật và đáp ứng nguyện vọng của các bên. Đồng thời, Bộ GTVT cũng tích cực phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm cụ thể hóa, đưa các quy định của pháp luật về GTVT đến được các đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của văn bản. Tuy nhiên, công tác thanh tra và xử lý vi phạm quy định về an tồn giao thơng, xe quá tải và ô nhiễm môi trường của các đối tượng tham gia giao thông vẫn chưa được phát hiện và xử lý triệt để.

- Về đảm bảo kết nối hiệu quả giữa các cơ quan QLNN thuộc lĩnh vực chuyên ngành: Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN cùng chuyên ngành với nhau, giữa quản lý theo ngành với theo địa giới hành chính chưa tạo thành hệ thống đồng bộ, có khả năng xử lý nhanh và hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong thực tế hoạt động vận tải trên phạm vi tồn quốc hoặc các vùng miền có tính đặc thù. Ngun

nhân chủ yếu là sự kết nối thơng tin chưa đảm bảo tính hệ thống cả về mặt quy trình thực hiện và cơ sở dữ liệu cần thiết. Do đó, cần thiết lập hệ thống quản lý thơng tin nhằm thực hiện quy trình quản lý đảm bảo hiệu quả, hiệu lực với cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)