CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
4.2. Giải pháp tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về vận tả
4.2.3. Đổi mới cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa
bằng ô tô
Trong hệ thống giao thông vận tải, mỗi phương thức vận tải có những đặc trưng riêng về kết cấu hạ tầng, phương tiện và cách thức quản trị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giữa các phương thức vận tải phải có mối quan hệ tương tác, kết nối với nhau và vận hành hệ thống kinh tế theo hệ thống giao thông vận tải thống nhất. Do đó, cần thiết lập hệ thống quản lý đảm bảo tính liên kết, liên thông về phạm vi và chức năng quản lý giữa các phương thức vận tải. Nhiệm vụ của các cơ quan QLNN là cụ thể hóa đường lối, chiến lược phát triển ngành và chuyên ngành bằng hệ thống chính sách có tính khả thi nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng liên quan giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Cần có sự kết nối chặt chẽ nhiệm vụ QLNN đối với các phương thức vận tải đảm bảo tính liên thơng đa ngành, đa lĩnh vực và thống nhất trong hệ thống quản lý tổng thể. Trong đó, các nhiệm vụ quy hoạch phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạch định các chính sách kinh tế, điều hành hoạt động vận tải phải được nghiên cứu trong sự phát triển tổng thể của hệ thống GTVT quốc gia.
Hình 4.3: Kết nối quản lý nhà nước theo chuyên ngành
chiến lược phát triển, sử dụng thể chế, chính sách pháp luật để điều tiết hoạt động vận tải, đảm bảo phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hệ thống vận tải quốc gia; tăng cường phân quyền quản lý hoạt động vận tải, quản lý quy hoạch xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng đến các cơ quan QLNN cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện.
Đối với các cơ quan trung ương
Cơ quan QLNN cấp trung ương (Bộ GTVT) tập trung thực hiện chức năng xây dựng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện và đôn đốc kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa quản lý nhà nước các chuyên ngành, lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải với hệ thống quản lý nhà nước ngành, chuyên ngành liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, theo đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ và hội nhập quốc tế.
Bảng 4.1: Quan hệ giữa quản lý nhà nước trong vận tải hàng hóa bằng ơ tơ với quản lý các ngành, lĩnh vực liên quan
TT Nội dung quản lý Công cụ quản lý QLNN theo ngành, lĩnh vực liên quan
I Quản lý chung
1 Luật GTVT đường bộ Luật Đường sắt, hàng hải, hàng không dân dụng, đường thủy nội địa
2 Quy hoạch phát triển tổng thể ngành GTVT đường bộ; Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ theo vùng kinh tế, địa phương
Quy hoạch, chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển KT-XH của vùng, địa phương; quy hoạch phát triển đường sắt, hàng hải, hàng không dân dụng
II Quản lý lĩnh vực chuyên ngành
1 Quản lý đầu tư, xây dựng và tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
Quy định về đầu tư, xây dựng và khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thủy nội địa; quy
TT Nội dung quản lý Công cụ quản lý QLNN theo ngành, lĩnh vực liên quan
hoạch xây dựng hạ tầng vùng kinh tế, đô thị
2 Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn; Thông tư, quyết định
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn trên thế giới; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật các ngành đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải; Quy định về điều kiện sức khỏe; tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, quản lý giáo dục và đào tạo 4 Quản lý hoạt động vận tải và
dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Quản lý điều kiện hoạt động kinh doanh
- Quản lý thị trường (cung - cầu, cạnh tranh), điều phối hoạt động vận tải
- Thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải
Quy định, chương trình, kế hoạch
- Quy định của các luật, bộ luật và các văn bản dưới luật của các ngành liên quan (thương mại, dân sự, tài chính, thanh tra…) - Quy định của các luật, văn bản dưới luật QLNN chuyên ngành khác có liên quan (đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa và hàng hải) 5 Quản lý an tồn giao thơng và
bảo vệ môi trường
Nghị định, thơng tư, chương trình, kế hoạch
Các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hành chính, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường của các lĩnh vực liên quan 6 Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VTHH bằng ô tô Hiệp định, Nghị định, quyết định Hiệp định ký kết hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới
7 Quản lý phát triển khoa học công nghệ
Chương trình, kế hoạch NCKH và triển khai ứng dụng
Hệ thống VBQPPL quản lý phát triển khoa học công nghệ và các lĩnh vực công nghệ liên quan đến vận tải
8 Quản lý nguồn nhân lực Quy hoạch phát triển, chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực
Hệ thống VBQPPL về quản lý giáo dục và đào tạo; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngành và lĩnh vực chuyên ngành liên quan
Đối với cơ quan quản lý địa phương (QLNN tại các tỉnh thành phố)
Hoạt động chủ yếu của QLNN về VTHH bằng ô tô tại các tỉnh, thành phố (địa phương) bao gồm quản lý khai thác kết cấu hạ tầng, các dịch vụ hành chính cơng liên quan trực tiếp đến quản lý điều kiện kinh doanh và hoạt động vận tải của các chủ thể tham gia; quản lý an tồn giao thơng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cơng tác quản lý dịch vụ hành chính cơng và xử lý vi phạm hành chính về VTHH bằng ô tô hiện nay chỉ tập trung tại các Sở GTVT nên cần phân quyền chức năng xử lý nghiệp vụ hành chính cho các cơ quan quản lý cấp huyện, thị xã và các thành phố trực thuộc tỉnh nhằm giảm tải khối lượng công việc của các Sở GTVT, nâng cao năng lực xử lý nghiệp vụ của toàn hệ thống và sát với điều kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, cùng với cơ chế phân quyền, cần tăng cường sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành nhằm đảm bảo thống nhất quản lý hành chính từ cấp Sở đến cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.