2.2.1. Khái niệm về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ
Vận tải là q trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hố, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Vận tải đóng vai trị quan trọng, một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong bất cứ hệ thống kinh tế - xã hội nào, được coi như hệ thống huyết mạch trong một cơ thể sống. Nói cách khác, vận tải là một phương thức hoạt động mang tính tất yếu của hệ
thống kinh tế - xã hội loài người. Vận tải thực hiện q trình lưu thơng sản phẩm, hàng hóa đảm bảo q trình sản xuất, phân phối làm gia tăng của cải vật chất cho xã hội, thỏa mãn nhu cầu đi lại và phục vụ đời sống xã hội của con người, hình thành 2 lĩnh vực vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
Con người thực hiện hoạt động vận tải bằng nhiều cách thức với các phương tiện và công cụ khác nhau, gọi là phương thức vận tải. Các phương thức vận tải chủ yếu gồm: vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường hàng không và vận tải bằng đường ống. Theo Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), vận tải được xếp vào ngành sản xuất dịch vụ (nhóm thứ 11 trong 12 nhóm ngành dịch vụ) [66]. Ngành vận tải có đầy đủ các đặc trưng dịch vụ về tính vơ hình, tính hợp nhất đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ, khơng đồng nhất của sản phẩm. Ngồi ra, mỗi phương thức vận tải có tính đặc thù liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và cách thức tổ chức quá trình vận tải. Đây là những tính chất quan trọng làm căn cứ cho tổ chức và thực thi các nhiệm vụ quản lý sản xuất vận tải nói chung và QLNN đối với mỗi phương thức vận tải nói riêng.
Vận tải hàng hóa bằng ơ tơ là một phương thức vận tải trong hệ thống vận tải mỗi quốc gia và toàn cầu, sử dụng xe ơ tơ để vận chuyển hàng hóa thỏa mãn nhu cầu xã hội. Vai trị của vận tải bằng ơ tơ thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Vận tải bằng ô tô chiếm tỷ trọng cao trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của tồn ngành GTVT. Chứng tỏ vận tải đường bộ nói chung (chủ yếu là vận tải bằng ô tô) là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong nước và thương mại quốc tế.
- Vận tải bằng ơ tơ có tính linh hoạt và tính triệt để cao, vừa có tính hiệu quả đối với nhu cầu vận chuyển cự ly ngắn trên đất liền, vừa là nhân tố không thể thiếu để kết nối giữa các phương thức vận tải khối lượng lớn nhưng kém linh hoạt và triệt để hơn như đường sắt, đường thủy (biển, thủy nội địa) và đường hàng không. Trong chuỗi cung ứng tồn cầu, vận tải hàng hóa bằng ơ tơ là phương thức đóng vai trị then chốt đảm bảo thực hiện hiệu quả quá trình vận tải đa phương thức và dự trữ hàng hóa, sản phẩm.
2.2.2. Các bộ phận cấu thành vận tải hàng hóa bằng ơ tơ
Hệ thống vận tải hàng hóa bằng ơ tơ là một bộ phận cấu thành hệ thống giao thông vận tải quốc gia, đảm nhiệm chức năng vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu xã hội. Để tăng cường năng lực hệ thống VTHH bằng ơ tơ, địi hỏi sự lãnh đạo thống nhất từ các cơ quan QLNN và sự nỗ lực của các DNVT trong công tác xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống quản lý từ cấp trung ương, địa phương đến quản lý của từng chủ thể tham gia hoạt động vận tải.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống vận tải hàng hóa bằng ơ tơ gồm:
- Hệ thống mạng lưới đường ô tô, bến, bãi, kho hàng, cảng, nhà ga trung chuyển: Hệ thống mạng lưới tuyến đường và sự kết nối giữa các bến, bãi, kho hàng, cảng (cảng biển, cảng sân bay hàng không, ICD, ga đường sắt,…) đảm bảo điều kiện khai thác cho mọi phương tiện tham gia vận tải đường bộ, trong đó có VTHH bằng ơ tơ. Sự kết nối đồng bộ và phù hợp về năng lực thông qua của các tuyến đường và năng lực tác nghiệp của các bến, bãi, cảng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực vận chuyển của toàn hệ thống vận tải. Đối với QLNN, công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đóng vai trị quan trọng nhằm đảm bảo phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ.
- Phương tiện vận tải và các thiết bị hỗ trợ dịch vụ vận tải (thiết bị xếp dỡ, cứu hộ,…): Năng lực vận tải phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên chở của phương tiện. Năng lực chuyên chở của phương tiện được đánh giá thông qua chỉ tiêu tải trọng và mức độ lợi dụng tải trọng của phương tiện. Vấn đề đầu tư phương tiện thuộc trách nhiệm của các DNVT trên cơ sở tuân thủ quy chuẩn về kỹ thuật, an toàn mơi trường và năng lực tài chính. Tuy nhiên, việc đầu tư phương tiện và cấp phép sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở cân đối giữa năng lực vận chuyển với nhu cầu xã hội và phù hợp với điều kiện khai thác kỹ thuật trên hệ thống mạng lưới giao thơng hiện có. Năng lực của hệ thống thiết bị xếp dỡ và sức chứa của kho bãi, cảng là nhân tố quan trọng đảm bảo q trình vận tải an tồn, nhanh chóng và giảm chi phí vận chuyển. Trong điều kiện khai thác hiện nay, việc đầu tư xây dựng hệ thống kho, bãi cảng và thiết bị xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa được coi là vấn đề cấp thiết nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao năng lực thông qua và năng lực chuyên chở của toàn bộ hệ thống vận tải.
Bến, bãi, kho, cảng Phương tiện vận tải, thiết bị hỗ trợ Giám sát, điều hành vận tải Mạng lưới đường ô tô Hệ thống VTHH bằng ô tô
- Hệ thống giám sát và điều hành vận tải (hệ thống thông tin giám sát, điều phối, điều hành vận tải): Công tác điều phối, điều hành vận tải có ý nghĩa rất lớn đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu suất của hệ thống vận tải. Trong đó, QLNN có vai trị quan trọng trong công tác điều phối luồng phương tiện tham gia giao thơng nhằm đảm bảo q trình vận chuyển an tồn, thơng suốt; hoạt động quản lý điều hành của các DNVT đảm bảo nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với DNVT nói riêng và hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung.
Ngồi ra, trong q trình tổ chức vận hành, sự kết nối của các phương thức vận tải đường sắt, đường hàng không, đường biển và thủy nội địa với vận tải đường bộ sẽ tạo thành hệ thống vận tải đồng bộ. Sự kết nối về kết cấu hạ tầng, năng lực vận tải và mức độ liên kết chặt chẽ của các phương thức vận tải khác với vận tải ô tô sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả của quá trình vận chuyển trên tồn hệ thống. Mặt khác, tính kết nối chặt chẽ giữa các phương thức vận tải sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển vận tải đa phương thức, đảm bảo tính liên tục, thơng suốt của q trình vận tải nói chung, VTHH nói riêng.
Theo các bên tham gia, hệ thống quản lý vận tải hàng hóa bằng ơ tơ gồm: các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô và phương thức vận tải khác; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bến, bãi, cảng; người thuê vận chuyển (khách hàng và môi giới vận tải); cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và các lĩnh vực liên quan đến vận tải (gồm các cơ quan Bộ và chính quyền địa phương). Mối quan hệ giữa các thành phần tùy thuộc trách nhiệm tham gia giải quyết các quan hệ kinh tế và xã hội với hạt nhân là quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp vận tải, người thuê vận chuyển và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầu - cuối (nếu có).
Hình 2.2: Các bên tham gia hệ thống quản lý vận tải hàng hóa bằng ơ tơ
Các cơ quan quản lý cấp Bộ (GTVT, Tài chính,..)
Chính quyền địa phương (HĐND, UBND, Sở GTVT,
Công an, Thanh tra)
Doanh nghiệp vận tải Người thuê vận chuyển Dịch vụ đầu - cuối Các phương thức vận tải khác Chính phủ, Quốc hội
Trách nhiệm của các bên trong hệ thống quản lý vận tải hàng hóa:
(i) Đối với doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải và khách hàng (người thuê vận tải):
- Phối hợp tổ chức quá trình vận tải an tồn, nhanh chóng và sử dụng hiệu quả phương tiện, thiết bị hỗ trợ khác.
- Thực hiện đúng quy định về an toàn giao thơng, an tồn lao động và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh, tổ chức quá trình dịch vụ vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đối với vận chuyển hàng hóa qua biên giới, các bên tham gia phải thực hiện đúng quy định về thơng quan hàng hóa và quy định về vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia.
(ii) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Ban hành VBQPPL, chiến lược, quy hoạch, chính sách…
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin hiện trạng điều kiện khai thác, phân luồng giao thông và các quy định liên quan.
- Tổ chức điều khiển luồng giao thông, giám sát, xử lý vi phạm để đảm bảo an tồn giao thơng.
- Hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải và các dịch vụ hỗ trợ liên quan.