Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 98 - 102)

tô ở Việt Nam

3.3.1. Mục tiêu đánh giá

DNVT là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ các chính sách, cơ chế QLNN trên nhiều phương diện. Do đó, các ý kiến đánh giá phản hồi từ phía DNVT được sử

dụng làm cứ liệu quan trọng để phân tích mức độ đáp ứng của hệ thống QLNN đối với môi trường hoạt động VTHH bằng ô tô. Kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng QLNN về VTHH bằng ô tô theo các mặt:

- Tính hệ thống, hợp lý và kịp thời của các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng tức thời đến hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ và quy hoạch phân bổ luồng tuyến đến việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động vận tải.

- Mức độ tác động của hoạt động thanh kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đến việc tuân thủ quy định pháp luật và trật tự an tồn giao thơng của doanh nghiệp.

- Mức độ thuận lợi cho phát triển mở rộng thị trường vận tải, định hướng phát triển vận tải quốc tế bằng đường bộ thơng qua các chương trình hợp tác quốc tế.

Về phía doanh nghiệp, mức độ sẵn sàng và tích cực trong việc tổ chức triển khai các chương trình hành động nhằm chuyển hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ trong thực tiễn sẽ cho thấy tính hiệu quả, hiệu lực của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2. Thiết kế điều tra

Ngồi thơng tin chung của DNVT, nhằm thu thập thơng tin cần thiết để phân tích đánh giá và những khó khăn, hạn chế khi tổ chức triển khai các hoạt động QLNN về vận tải hàng hóa trong thực tế, phiếu điều tra được thiết kế gồm 02 phần [phụ lục 1].

Phần A: Gồm 07 tiêu chí nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của QLNN về hoạt động vận tải hàng hóa bằng ơ tơ ở Việt Nam đối với doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho phép phân tích những mặt tích cực, hạn chế của các chính sách QLNN đối với hoạt động VTHH của các DNVT ô tô.

3.3.3. Tổ chức thu thập thông tin

Theo số liệu báo cáo từ 63 sở GTVT của các tỉnh, thành phố trên cả nước, tính đến 1/2018, có 41.830 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa bằng ơ tơ, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí thuộc loại siêu nhỏ

(chiếm hơn 80%). Tổng số phương tiện vận tải hàng hóa bằng ơ tơ khoảng 220.540 xe các loại, số lượng phương tiện trung bình của một doanh nghiệp ở mức khá thấp 5 xe/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ vận tải rất đa dạng về quy mô và phương thức tổ chức kinh doanh, phân tán trên mọi vùng lãnh thổ. Trong đó, số lượng lớn doanh nghiệp tập trung tại 14 tỉnh thành phố với 29.792 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 71,22%) và 125.919 phương tiện VTHH (chiếm 57% số phương tiện cả nước). Các tỉnh thành phố có số lượng lớn nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phịng.

Với số lượng doanh nghiệp rất lớn, đa dạng về quy mô, lĩnh vực hoạt động và phân tán trên phạm vi rộng khắp cả nước, việc tổ chức điều tra và thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp vận tải là rất khó khăn, địi hỏi chi phí rất lớn và trong thời gian dài. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài và khơng làm mất tính tổng quát của vấn đề nghiên cứu, tác giả lựa chọn thực hiện khảo sát thăm dò ý kiến đánh giá của các DNVT trên 14 tỉnh, thành phố có từ 900 doanh nghiệp trở lên nhằm cung cấp dữ liệu cần thiết đánh giá thực trạng tác động của QLNN về VTHH bằng ô tô.

Với tổng số doanh nghiệp bằng N= 29.792, tỷ lệ tổng thể p=0,5; sai số k= 0,05, z1−/2 =1,96 kích thước mẫu (n) tính theo cơng thức sau:

Số doanh nghiệp cần điều tra trên 14 tỉnh bằng : 1461.

Tác giả luận án đã sử dụng kênh thông tin qua thư điện tử hoặc gửi bản in phiếu điều tra tới doanh nghiệp theo nguyên tắc 1 phiếu/doanh nghiệp. Để đảm bảo đủ số liệu điều tra, số phiếu điều tra được gửi đến các doanh nghiệp là 1490. Số doanh nghiệp gửi thông tin phản hồi bằng 1227 (bằng 84% so với kích thước mẫu), trong đó Đà Nẵng có tỉ lệ doanh nghiệp trả lời thông tin cao nhất (90%), Bình Dương chỉ có 67% số doanh nghiệp được hỏi có thơng tin phản hồi (được thể hiện bảng 3.6). 1 2 2 / 1 ) 1 ( 1 1 1 − −             − − + =  z k p p N N N n

Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp phản hồi thông tin điều tra

TT Tỉnh/ thành phố Số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp điều tra

Số doanh nghiệp phản hồi thông tin

Tỷ lệ (%) 1 Bắc Kạn 1327 65 53 82 2 Bắc Giang 1323 65 51 78 3 Bình Dương 1101 55 37 67 4 Đà Nẵng 959 50 45 90 5 Hà Nam 1011 50 42 84 6 Hà Nội 7518 375 315 84 7 Hải Dương 3256 160 135 84 8 Hải Phòng 2959 150 132 88 9 Hồ Chí Minh 3863 200 163 82 10 Khánh Hòa 1365 65 47 72 11 Lào Cai 1322 65 48 74 12 Phú Thọ 941 50 39 78 13 Tây Ninh 1191 60 51 85 14 Thanh Hóa 1656 80 69 86 29792 1490 1227

3.3.4. Phân tích kết quả khảo sát

Tổng hợp kết quả đánh giá cho thấy (Phụ lục 2, bảng PL2.1):

- Về hệ thống văn bản pháp lý: Tính đầy đủ, tính cập nhật và hiệu quả của hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp. Trong đó, tính hệ thống và đầy đủ của văn bản pháp lý được đánh giá cao nhất (3,829 điểm - tốt). Tuy nhiên, về mức độ phù hợp của hệ thống văn bản với thực tiễn chỉ được đánh giá ở mức dưới trung bình (2,333 điểm).

- Về tính chính xác của cơng tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch vận tải, hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá ở mức dưới

trung bình (đạt 2,533 điểm). Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch được đánh giá ở mức trung bình (2,650 điểm).

- Các công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải được các doanh nghiệp đánh giá ở mức tốt (3,805 điểm và 3,941 điểm).

- Cơng tác tổ chức thực hiện giải pháp, chính sách về vận tải hàng hóa được đánh giá khá thấp, ở mức dưới trung bình (2,372 điểm).

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nhà nước

Tiêu chí VB1 VB2 VB3 VB4 VB5 CLVT QHVT THCS TTKT XLVP HTQT Điểm

đánh giá (trung bình)

3.829 2,919 3,149 3,208 2,333 2,533 2,650 2,372 3,805 3,941 2,755

Tóm lại, theo kết quả đánh giá của các DNVT, hạn chế lớn nhất của QLNN về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ là mức độ phù hợp với thực tiễn của hệ thống văn bản quản lý chưa cao và công tác tổ chức thực hiện các giải pháp, chính sách trong điều kiện cụ thể của từng địa phương và đối với từng doanh nghiệp.

3.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 98 - 102)