2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ
Quản lý nhà nước về VTHH bằng ô tô là một chế định pháp lý mang tính chất chun mơn sâu trong hệ thống pháp luật hành chính nói chung, pháp luật chuyên ngành GTVT nói riêng. QLNN về VTHH bằng ô tô bao gồm nhiều hoạt động chức năng liên quan đến tham mưu cho Bộ GTVT xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách QLNN đối với chuyên ngành. Căn cứ vào phạm vi, quyền hạn và tính chất tác động, QLNN về VTHH bằng ô chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài của hoạt động QLNN theo chuyên ngành.
Các yếu tố bên ngoài
Đối với QLNN lĩnh vực chuyên ngành hẹp như VTHH bằng ơ tơ, có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi gồm: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế liên quan; thực trạng QLNN đối với các lĩnh vực liên quan; sự ảnh hưởng của các phương thức vận tải khác.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội có tính quyết định đến tăng trưởng hay suy thoái nhu cầu vận tải, đặt ra các yêu cầu đối với hoạt động vận tải nói chung và QLNN nói riêng. Đối với QLNN, sự thay đổi nhu cầu vận tải liên quan đến vấn đề
HĐND, UBND Tỉnh
Các Sở có liên quan Sở GTVT
Phòng Quản lý đơ thị / Phịng Kinh tế và hạ tầng Dịch vụ vận chuyển Chủ phương tiện và phương tiện vận tải Dịch vụ hỗ trợ vận tải UBND thành phố trực thuộc
hoạch định chiến lược phát triển ngành và đề ra các chính sách nhằm điều tiết thị trường, khuyến khích, điều chỉnh hay kìm hãm tăng trưởng nóng đối với thị trường vận tải trong nước cũng như vận tải quốc tế. Mặt khác, trình độ phát triển của nền kinh tế có tính quyết định đến khả năng sẵn có của các nguồn lực nhà nước và tư nhân trong hoạch định chính sách và triển khai chính sách đầu tư phát triển ngành.
- Xét trong mối quan hệ trong môi trường ngành, ảnh hưởng của các phương thức vận tải khác đối với VTHH bằng ơ tơ vừa có tính chất cạnh tranh vừa hợp tác trong tổng thể hệ thống GTVT quốc gia. Mức độ cạnh tranh và hợp tác giữa các phương thức vận tải sẽ tạo nên tính chất quy mơ và quan hệ cung - cầu trên thị trường vận tải. Trên cơ sở nghiên cứu thay đổi cầu và cung, các chính sách QLNN sẽ có tác động điều tiết, đảm bảo cân bằng thị trường, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
- Xét trong phạm vi QLNN chun ngành VTHH bằng ơ tơ, tính đồng bộ và kết nối hiệu quả giữa các phân hệ QLNN chuyên ngành khác trong hệ thống QLNN của ngành GTVT (đường sắt, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa và đường ống) và các Bộ ngành liên quan sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hoạch định và thực thi các chính sách QLNN về VTHH bằng ơ tơ.
Các yếu tố bên trong
Xét quan hệ quản lý trong một lĩnh vực chuyên ngành, QLNN về VTHH bằng ô tô chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến tổ chức bộ máy và vận hành chức năng quản lý chuyên ngành; thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia quá trình vận tải và xu thế phát triển quan hệ cung - cầu trên thị trường VTHH bằng ô tô.
- Về tổ chức bộ máy và vận hành chức năng QLNN, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội là các căn cứ và mục tiêu quan trọng để tổ chức thực hiện các chức năng QLNN ngành GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Đối với cơ quan QLNN chuyên môn, đặc điểm cơ cấu bộ máy, năng lực sử dụng các phương pháp, biện pháp, công cụ và sự kết nối chặt chẽ của các bộ phận liên quan trong hệ thống quản lý có tính quyết định đến
hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động QLNN của ngành GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng.
- Thực trạng về kết cấu hạ tầng GTVT và cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và năng lực vận chuyển của toàn hệ thống. Nhiệm vụ QLNN là đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại nhằm tạo điều kiện khai thác tốt nhất cho các bên tham gia vận tải. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phương tiện và thiết bị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải, đảm bảo phát triển đồng bộ hệ thống vận tải trên toàn quốc.
- Các doanh nghiệp vận tải, cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải và khách hàng sử dụng dịch vụ vừa chịu tác động, vừa là các nhân tố góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách QLNN về VTHH bằng ơ tơ và các chính sách kinh tế liên quan. Tính tích cực, chủ động và đồng thuận của các chủ thể tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ VTHH bằng ô tô trong việc nắm bắt thông tin, thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách QLNN sẽ đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả cho quá trình thực thi các chính sách của Nhà nước. Do đó, trong q trình thiết lập, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và triển khai các chính sách của QLNN, cần căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, xu hướng phát triển của thị trường và năng lực của các doanh nghiệp vận tải để đảm bảo bám sát thực tiễn, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của các chính sách QLNN đề ra.
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô và bài học cho Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ của một số nước
2.4.1.1. Phát triển hệ thống kiểm sốt giao thơng thông minh tại các đô thị (Thụy Điển)
Stockholm là thành phố sau khi thử nghiệm và trưng cầu ý kiến người dân đã quyết định giới thiệu một hệ thống lệ phí quy mơ lớn cho phương tiện di chuyển trong trung tâm thành phố (xe cá nhân và xe tải). Mục tiêu chính của dự án là giảm khí thải và giảm mức độ tham gia giao thông, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển trong trung tâm thành phố. Điều này giúp cải thiện đáng kể cho việc di
Dự án đổi mới phương thức quản lý giao thơng có sự hợp tác và tham gia của nhiều bên liên quan, gồm Cục đường bộ Thụy Điển, chính quyền của thành phố ở địa phương và công ty IBM với vai trị cung cấp cơng nghệ. Bằng giải pháp ứng dụng CNTT để nhận dạng và tự động hóa kiểm sốt, thu lệ phí phương tiện ra - vào thành phố, phương thức quản lý này đã tác động mạnh mẽ đến hành vi sử dụng phương tiện của người dân, mức độ tham gia giao thông trong thành phố trong giờ cao điểm đã giảm khoảng 20% và đồng thời giảm thời gian đi lại khoảng 30%. Kết quả này cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông minh sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông.
2.4.1.2. Kiểm soát phương tiện dựa trên phân tích quan hệ cung - cầu hàng hóa (Thái Lan)
Nhằm nâng cao hiệu quả và kiểm sốt mơi trường kinh doanh dịch vụ vận tải, chính phủ đã đề ra chính sách kiểm soát lượng phương tiện và các điều kiện kinh doanh cho các thành phần tham gia. Uỷ ban chính sách vận tải của Trung ương quyết định về việc cấp phép đăng ký số lượng phương tiện nhằm đảm bảo cân đối cung cầu cho mỗi khu vực trong từng thời kỳ. Đồng thời, việc tổ chức mạng lưới tuyến vận tải và hệ thống bến xe, trạm nghỉ cũng được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phối hợp giữa Ủy ban chính sách vận tải với Cục GTVT mặt đất. Về phát triển lực lượng tham gia cung cấp dịch vụ vận tải, các chính sách ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vận tải có quy mơ lớn, cơng tác quản lý và điều hành tập trung. Với chính sách này, QLNN về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ ở Thái Lan đã kiểm sốt được vấn đề an toàn giao thơng và giảm chi phí vận chuyển.
2.4.1.3. Quản lý đào tạo, cấp giấy phép lái xe và quản lý phương tiện hết thời gian lưu hành (Nhật Bản)
Để nâng cao chất lượng của người điều khiển phương tiện xe cơ giới, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng cơ chế chính sách ràng buộc giữa cơ sở đào tạo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc sát hạch cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thơng. Trong đó, việc thành lập các trung tâm quản lý giao thông và tổ chức đào tạo, sát hạch cấp đổi giấy phép lái xe được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ
của Cục Cảnh sát Nhật Bản tại các địa phương. Đồng thời, các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành thường xuyên thanh tra các cơ sở đào tạo và các Trung tâm quản lý giao thông trong việc sát hạch cấp giấy phép điều khiển phương tiện. Nhà nước quy định cụ thể kiểm tra định kỳ (hàng năm) đối với người điều khiển phương tiện về các nội dung an toàn theo quy định của luật để loại trừ những người khơng cịn đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
Để thực hiện chính sách này, ngồi việc thực thi trách nhiệm theo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN, hệ thống công nghệ giám sát hành vi của người tham gia giao thông cũng được phát triển và liên tục đổi mới đã giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thơng, vi phạm pháp luật giao thơng nói chung và vận tải hàng hóa bằng ơ tơ nói riêng.
Đối với phương tiện hết niên hạn sử dụng, các cơ chế kiểm soát niên hạn và xử lý phương tiện hết niên hạn được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp quy. Trong đó, quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ, đồng thời phát triển hệ thống kiểm định phương tiện tự động nhằm đảm bảo tính khách quan và quản lý chặt chẽ dữ liệu về phương tiện lưu thơng trên tồn quốc [47].
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội, QLNN về GTVT nói chung và VTHH bằng ô tô của các nước được định hướng bởi các mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ. Việc đề ra và tổ chức thực hiện các chính sách QLNN về GTVT và VTHH bằng ô tô của một số nước cần được nghiên cứu áp dụng cho phù hợp tại Việt Nam.
- Về quản lý phát triển hạ tầng, cơng nghệ, các chính sách QLNN của Thụy Điển chủ yếu là tăng cường ứng dụng CNTT và các giải pháp công nghệ thông minh. Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN với chính quyền địa phương cùng với sự vào cuộc, hỗ trợ giải pháp cơng nghệ của các tập đồn cơng nghệ đảm bảo thiết lập hệ thống quản lý giao thông thông minh tại các thành phố lớn. Đây là một chính sách mang tính chiến lược đảm bảo huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển hệ thống giao thông vận tải nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng.
- Về quản lý môi trường hoạt động vận tải, kinh nghiệm của Thái Lan trong cơng tác quản lý và kiểm sốt phương tiện nhằm đảm bảo cân đối cung cầu trên thị
trường vận tải cũng cần được xem xét để nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam. Công tác quy hoạch hệ thống bến, bãi và điều phối luồng vận chuyển có thể được nghiên cứu triển khai đối với lĩnh vực VTHH bằng ô tô ở Việt Nam. Trong đó, các chính sách ưu tiên phát triển doanh nghiệp vận tải có quy mơ lớn được coi là định hướng phù hợp trong công tác quản lý điều phối, điều hành vận tải ở Việt Nam.
- Về quản lý chất lượng phương tiện và người điều khiển phương tiện, các chính sách và quy định trách nhiệm của các cơ quan QLNN chuyên ngành, sử dụng hiệu quả hệ thống giám sát giao thơng tại Nhật Bản có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập và hình thành hệ thống kiểm soát an tồn giao thơng và đảm bảo môi trường hoạt động minh bạch cho các chủ thể tham gia giao thông ở Việt Nam.
Tóm lại, theo kinh nghiệm phát triển hệ thống giao thông và tăng cường QLNN trong lĩnh vực vận tải của các nước, QLNN trong VTHH nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng ở Việt Nam cần có sự đổi mới trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan QLNN tiến hành đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng lãnh đạo của nhà nước. Về bản chất, quản lý nhà nước sử dụng các công cụ thiết chế hành chính và thực thi quyền lực chính trị để tác động đến các chủ thể trong toàn bộ hệ thống xã hội. Trong đó, quản lý hành chính và kinh tế là những đặc trưng cơ bản bao trùm lên tồn bộ hoạt động QLNN, hình thành cơ cấu bộ máy quản lý theo phạm vi hành chính và theo ngành.
Chương 2 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về kinh tế nói chung, QLNN về VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Những nội dung cụ thể được đề cập:
- Các nguyên tắc, nội dung chức năng QLNN, cơ cấu bộ máy, phương pháp quản lý và vấn đề sử dụng các công cụ QLNN làm cơ sở phân tích các thành phần và quá trình vận hành của hệ thống QLNN về VTHH bằng ô tô hiện nay ở Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN làm cơ sở xây dựng nội dung đánh giá thực trạng QLNN về VTHH bằng ô tô ở Việt Nam, từ đó cung cấp cứ liệu thực tiễn để đề xuất giải pháp phù hợp.
- Bài học rút ra từ kinh nghiệm QLNN về GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ tại một số nước có nền cơng nghiệp phát triển ở châu Âu, Nhật Bản hay Thái Lan định hướng cho các chính sách phát triển hạ tầng và đổi mới cơ chế quản lý đối với lĩnh vực VTHH bằng ô tô ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNG HĨA BẰNG Ơ TƠ Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng ơ tơ
3.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Kết cấu hạ tầng đường bộ luôn được ưu tiên đầu tư so với các lĩnh vực khác. Cho đến nay, trên cả nước đã hình thành mạng lưới đường tương đối hồn chỉnh và tiếp tục được đầu tư xây dựng mới. Nhiều dự án lớn xây dựng và nâng cấp hạ tầng đường bộ đã được triển khai và đưa vào khai thác, như: Dự án nâng cấp, mở rộng và đưa vào khai thác toàn tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, cơ bản hoàn thành nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ, hoàn thành cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Năm Căn, cầu Cổ Chiên, cầu Hạc Trì, cầu Mỹ Lợi.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên cả nước có khoảng hơn 90 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 24.136 km (chiếm 8,41%); tổng chiều dài tuyến cao tốc đang khai thác 816 km (chiếm 0,28%). Đường cấp tỉnh, huyện và xã