3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tô
3.2.4. Công tác quản lý phương tiện
Công tác QLNN về phương tiện vận tải do Vụ Quản lý phương tiện và người lái tham mưu giúp Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cục đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước. Quản lý nhà nước về phương tiện cơ giới đường bộ gồm công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia về chất lượng kỹ thuật an tồn và bảo vệ mơi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đối với cả phương tiện sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
- Quản lý đăng kiểm chất lượng kỹ thuật an tồn và bảo vệ mơi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Xây dựng và ban hành quy định về bảo dưỡng sửa chữa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô.
- Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện đăng ký, cấp biển số phương tiện trên phạm vi cả nước.
Về công tác ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia liên quan đến chất lượng kỹ thuật an toàn và bảo vệ mơi trường của phương tiện, cho đến nay đã hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và liên tục thay đổi, cập nhật cho sát với tình hình thực tế. Đối với phương tiện, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đã được ban hành với đầy đủ quy định liên quan đến chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường [8]. Nhằm cụ thể hóa đối với các loại phương tiện, Bộ GTVT ban hành các quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện nhập khẩu [6]; quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các thiết bị trên xe, kết cấu phương tiện, như quy định liên quan đến kết cấu thùng xe [4].
Về công tác kiểm định: Hệ thống các trạm đăng kiểm kiểm định chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường đã được tổ chức đồng bộ trên phạm vi cả nước. Về QLNN, các văn bản quy định chi tiết về nội dung và yêu cầu kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường đối với phương tiện [7].
Về công tác bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới đường bộ: Bộ GTVT đã ban hành văn bản quy định về chế độ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ [5]. Trong đó, quy định chi tiết về nội dung bảo dưỡng thường xuyên và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ. Đồng thời, Bộ GTVT cũng ban hành quy định về điều kiện kinh doanh của cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện cơ giới đường bộ. Đây là các căn cứ để các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện ô tô cũng như DNVT thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý phương tiện.
Tóm lại, hoạt động QLNN về phương tiện vận tải đường bộ, trong đó có VTHH, đã được Bộ GTVT và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đối tượng tham gia kinh doanh và sự đa dạng về quy mơ doanh nghiệp, vấn đề kiểm sốt tình trạng kỹ thuật của phương tiện chưa thực sự hiệu quả đối với địa bàn nông thông, vùng sâu, vùng xa.