Tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 138 - 139)

Tiêu chí HTPL1 QLĐH1 QLDN1 KTTB1 TĐT1 CTTT1 PTNL1 Điểm

4.4.2. Về mức độ khả thi của các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp tăng cường năng lực QLNN trong lĩnh vực VTHH cũng được xem xét trên 7 tiêu chí:

- Vấn đề hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý (HTPL2)

- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành vận tải (QLĐH2) - Tăng cường năng lực quản lý doanh nghiệp (QLDN2)

- Tổ chức khai thác thiết bị, công nghệ trong hoạt động QLNN (KTTB2) - Vấn đề tái đầu tư trong giao thông vận tải (TĐT2)

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức (CTTT2) - Phát triển nguồn lực (PTNL2)

Theo ý kiến của các DNVT, các giải pháp về tái đầu tư (TĐT2) và công tác tuyên truyền (CTTT2) có thể thực hiện được. Về tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống văn bản pháp lý (HTPL2), giải pháp tăng cường quản lý điều hành vận tải và quản lý hoạt động của doanh nghiệp là hồn tồn có thể thực hiện tốt. Điều này phù hợp với thực tế QLNN hiện nay ở Việt Nam. Tiền đề quan trọng để thực thi các giải pháp này là sự vào cuộc quyết liệt từ quản lý cấp trung ương (Chính phủ, Bộ ngành) đến các tỉnh thành phố hướng tới mục tiêu tối ưu hóa hệ thống quản lý hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính khơng cần thiết nhằm kiến tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội liên quan đến mơi trường pháp lý trong vận tải nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Về phía doanh nghiệp, sự nỗ lực đầu tư thiết bị công nghệ và cải tiến phương thức quản lý vĩ mô và vi mơ đều địi hỏi các bên (QLNN và QLDN) cũng cần chú trọng thích đáng. Tuy nhiên, vấn đề tái đầu tư không được các DNVT quan tâm, sự cần thiết ở mức trung bình (2,690).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 138 - 139)