3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tô
3.2.2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vận tải bằng ô tô
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của QLNN là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giao thơng vận tải nói chung và vận tải hàng hóa bằng ơ tơ nói riêng. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng đã được các cơ quan QLNN tổ chức thực hiện và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và yêu cầu QLNN trong lĩnh vực chuyên ngành.
Giai đoạn trước 1990: VBQPPL về VTHH bằng ơ tơ được xây dựng dưới hình thức Điều lệ VTHH bằng ô tô nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình đất nước sau giải phóng năm 1975. Các văn bản hướng dẫn QLNN về VTHH bằng ô tô thực hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh trong thời kỳ kế hoạch hóa nền kinh tế.
Giai đoạn 1990 đến trước 2008: Hệ thống VBQPPL được xây dựng gồm có Nghị định 217/HĐBT (1987) về chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch tốn kinh doanh XHCN, áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh ở tất cả các ngành. Về GTVT nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng, hệ thống VBQPPL được xây dựng và liên tục điều chỉnh, hoàn thiện nhằm định hướng kiểm soát hoạt động và đảm bảo an toàn vận tải của các chủ thể tham gia. Các VBQPPL liên quan chủ yếu gồm các Nghị định của Chính phủ về Bảo đảm trật tự an tồn giao thông đường bộ (1995); xử lý vi phạm hành chính về Bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng và đô thị (1995). Năm 2001, Luật Giao thông đường bộ được ban hành cùng với các thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Bộ liên quan nhằm thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực GTVT và VTHH bằng ô tô trên phạm vi cả nước và vận tải xuyên biên giới.
Hệ thống VBQPPL về GTVT nói chung và VTHH bằng ô tô đã được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ trên các mặt liên quan, về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004); về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải (Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004); về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005); điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ (Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày28/9/2006); bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện cơ giới (Nghị định số 103/2008/ NĐ-CP ngày 16/9/2008). Đồng thời, xây dựng nhiều thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô trên hầu hết các lĩnh vực QLNN, về xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (Thông tư số 16/2001/TT-BGTVT ngày 05/09/2001); quản lý, thanh tốn vốn NSNN và nguồn thu phí cầu đường bộ (Thơng tư số 90/2001/TTLT-BTC- BGTVT ngày 09/11/2001); sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an tồn giao thông do ngân sách trung ương cấp (Thông tư số 12/2002/TT-BTC ngày 4/2/2002); chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ (Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 và Thông tư số 12/2003/TT-BTC ngày 18/2/2003); xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành GTVT (Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGTVT-BNV, ngày 17/05/2007).
Nói chung, cơng tác xây dựng VBQPPL về GTVT và VTHH bằng ô tô đã được chú trọng nhằm hình thành hệ thống văn bản đảm bảo thực thi quyền lực nhà nước trong bối cảnh Việt Nam chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế:
- Thiếu các quy định về an tồn giao thơng và chất lượng dịch vụ vận tải tại các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cịn thiếu chưa đảm bảo tính tồn diện.
- Đối với công tác xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải, các biện pháp xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về vận tải cịn hạn chế do chưa có văn bản quy định cụ thể, thiếu chế tài.
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Ngay sau khi Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua năm 2008, Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện; triển khai xây dựng, thực hiện các đề án quy hoạch, chiến lược và các đề án khác trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Hệ thống VBQPPL về GTVT và VTHH bằng ô tô tiếp tục được hoàn thiện nhằm thực thi chức năng QLNN và kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải đường bộ nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Trong đó, một số vấn đề quan trọng được cụ thể hóa bằng hệ thống VBQPPL: gồm, quy định về điều kiện kinh doanh VTHH bằng ô tô (Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014); tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT); xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ); các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện, các cơng trình phục vụ vận tải; quy định về quản lý tài chính và nghĩa vụ tài chính của DNVT.
Đến nay Chính phủ, Bộ Giao thơng vận tải, cơ quan ngang Bộ đã ban hành các văn bản gồm: 15 Nghị định của Chính phủ; 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 63 Thơng tư của Bộ trưởng Bộ GTVT; 04 Thông tư liên tịch giữa các Bộ có liên quan [phụ lục 3]. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật GTĐB 2008 theo phân cấp. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật này, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn ban hành các Quyết định, Chỉ thị nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an tồn gia thơng trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, công tác quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương.
Hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan QLNN đã được thực hiện một cách có hệ thống, đảm bảo đầy đủ các căn cứ luật cho các thành phần tham gia hệ thống giao thơng vận tải nói chung và vận tải
hàng hóa bằng ơ tơ nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai thi hành Luật GTĐB 2008 cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thơng vận tải, góp phần quan trọng vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu khắc phục:
- Quá trình nghiên cứu xây dựng văn bản chưa được thực hiện một cách hiệu quả, công tác hoạch định và tiến hành nghiên cứu xây dựng văn bản chưa bám sát tình hình và thiếu căn cứ đầy đủ về thực tiễn hoạt động của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn lực trong quá trình tổ chức khảo sát thu thập dữ liệu; thiếu sự kết nối thông tin giữa các cơ quan QLNN với các chủ thể kinh tế liên quan.
- Quá trình triển khai áp dụng cũng gặp nhiều vướng mắc, công tác truyền thông khi triển khai văn bản còn chưa kịp thời và thiếu hiệu lực do chưa áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin, truyền thông thiếu sự cập nhật và sự trao đổi giữa các cơ quan quản lý với nhau và giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp. Việc tập hợp số liệu để phục vụ cho công tác quản lý phải mất nhiều thời gian, sử dụng nhiều loại giấy tờ để tổng hợp, thống kê hoặc điều tra, khảo sát. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vận tải tại các địa phương còn hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải ở hầu hết các Sở GTVT vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống mang tính thủ cơng.