Quan điểm, mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về vận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 111 - 113)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

4.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về vận

hàng hóa bằng ơ tơ ở Việt Nam

4.1.1. Cơ hội và thách thức trong phát triển vận tải hàng hóa bằng ơ tơ ở Việt Nam

Về bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc gia nhập các tổ chức và ký kết nhiều điều ước, hiệp định song phương và đa phương như WTO (2007), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC, 2015), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Trong đó, FTA thế hệ mới có tên gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên. Theo báo cáo đánh giá mức độ tác động, CPTTP sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực đối với các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Cơ hội lớn nhất của CPTPP là mở rộng khả năng mới cho Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu trên thế giới, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển thị trường vận tải nói riêng. Về giao thông vận tải, nhiều Hiệp định song phương và đa phương về vận tải nói chung và VTHH bằng ơ tô giữa Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực được ký kết, sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vận tải xuyên biên giới giữa các quốc gia.

Về tình hình trong nước, QLNN về VTHH liên tục đổi mới, tăng cường thơng qua chiến lược phát triển tồn ngành, quy hoạch phát triển GTVT đường bộ, các chính sách phát triển, cơ chế QLNN về hoạt động VTHH được hồn thiện từng bước. Các chính sách đầu tư phát triển, chính sách quản lý hoạt động vận tải, an toàn vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển VTHH bằng ô tô. Các DNVT ô tô phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, đổi mới hệ thống quản lý và đa dạng hóa về phương thức kinh doanh theo chuỗi cung ứng và vận tải đa phương thức toàn cầu. Tuy nhiên, cần tăng cường kết nối liên hoàn giữa kết cấu hạ tầng giao thông với kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, đô thị và các hạ

tầng kinh tế xã hội khác; đảm bảo phát triển cân đối cung - cầu trên thị trường vận tải và tăng cường vận tải đa phương thức; tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNVT. Mức độ tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện trách nhiệm xã hội của các DNVT trong quá trình hoạt động vận tải chưa cao nên mất an tồn giao thơng và gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là một trong số nguyên nhân làm giảm đáng kể công tác QLNN đối với VTHH nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng. Về QLNN, quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các quy định QLNN về VTHH chưa được thực hiện đồng bộ trong phối hợp liên ngành.

4.1.2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ

Trong bối cảnh GTVT có cả thuận lợi và khó khăn hiện nay, đổi mới hệ thống QLNN ngành giao thơng vận tải nói chung và QLNN trong lĩnh vực VTHH bằng ơ tơ nói riêng cần được định hướng phát triển trên các quan điểm sau:

- Hệ thống QLNN đối với VTHH bằng ơ tơ phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống QLNN tồn ngành giao thơng vận tải, thống nhất giữa hệ thống quản lý theo ngành và theo địa giới hành chính, vùng lãnh thổ.

- Các quyết định QLNN phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, ổn định, có tính khả thi cao nhằm định hướng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho ngành; có sự liên thơng giữa hệ thống QLNN theo các cam kết và định hướng phát triển của Việt Nam với thông lệ quốc tế.

- Việc ban hành các văn bản QLNN và tổ chức thi hành chức năng QLNN đảm bảo tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho tất cả các bên tham gia vào thị trường vận tải nói chung và VTHH bằng ơ tơ nói riêng trên ngun tắc minh bạch, bình đẳng và phát triển bền vững.

- Quy định chức năng, quyền hạn của các cơ quan QLNN đảm bảo tính rõ ràng, đồng bộ và thống nhất trong bộ máy QLNN các cấp nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động chức năng QLNN của các cơ quan có thẩm quyền.

4.1.3. Mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tơ

Mục tiêu tăng cường QLNN trong lĩnh vực VTHH bằng ô tơ gồm:

- Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý và điều hành vận tải đảm bảo quản lý nhu cầu và nâng cao năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải quốc gia.

- Xây dựng hệ thống quản lý ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách đảm bảo môi trường vĩ mô thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho mọi thành phần tham gia vào hệ thống vận tải quốc gia trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải, phù hợp với từng vùng và từng địa phương, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm hài hịa lợi ích nhà nước với các tổ chức, cá nhân toàn xã hội.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải nhằm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả hệ thống logistics trên toàn quốc.

- Nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan QLNN.

- Tăng cường năng lực quản lý hoạt động đối với các doanh nghiệp vận tải nhằm tổ chức triển khai hiệu quả các chủ trương, thể chế và chính sách của QLNN trong mơi trường hoạt động thực tế.

- Hồn thiện quy trình quản lý và cơ sở dữ liệu định hướng phát triển hệ thống thông tin kết nối hoạt động QLNN trên mọi lĩnh vực giữa các cơ quan, bộ phận của bộ máy QLNN chuyên ngành và các ngành liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 111 - 113)