Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 31 - 33)

2.1. Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế

2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế

Về khái niệm quản lý, có nhiều quan niệm khác nhau theo lịch sử phát triển xã hội loài người. Quản lý được coi là những hoạt động mang tính tất yếu nhằm đảm bảo duy trì và phát triển một tổ chức, một quốc gia hay tồn cầu. Tùy thuộc vào mục đích hay cách thức thực hiện như thế nào có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, như theo chức năng quản lý của Fayol [54], theo cách phối hợp hoạt động của các phần tử cấu thành tổ chức của J.H Donnelly, James Gibson và J.M.Ivancevich [58] và hành vi của tổ chức, doanh nghiệp của Stephan P.Robbins and Timothy A.Jugde [63].

Theo quan điểm kiến tạo môi trường hoạt động, Harolk Kootz cho rằng quản lý là thiết lập và duy trì một mơi trường tốt giúp con người (nhóm người) hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định của Harolk Kootz [56].

Như vậy, quản lý được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau nhằm mơ tả vai trị, bản chất hoạt động tương tác giữa người đứng đầu và các thành phần (bộ phận) của một tổ chức. Quan niệm sau đây về quản lý được sử dụng để nghiên cứu phát triển những vấn đề liên quan trong luận án:

Quản lý là q trình tác động có tở chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện nhất định.

Về hình thức hoạt động, quản lý thực chất là quá trình điều khiển, thể hiện sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng quản lý thông qua các công cụ, biện pháp và trong môi trường nhất định nhằm đảm bảo hoạt động của một tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý được thực hiện trong môi trường nhất định, gồm: điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội bên trong và bên ngồi có tác động đến hoạt động quản lý của tổ chức. Môi trường quản lý vừa là tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động

quản lý, vừa tiếp nhận phản ứng, tác động từ hoạt động quản lý và biểu hiện thành những đặc trưng, đặc điểm của mơi trường bên trong hay bên ngồi tổ chức.

- Chủ thể quản lý: Tác nhân tạo ra và thực hiện các tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý (và /hoặc tác động gián tiếp lên các khách thể khác) bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định để đạt được mục tiêu đặt ra.

- Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý, tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau. Nói chung, một tổ chức chính là đối tượng quản lý, trong đó tồn tại mối quan hệ giữa con người với con người, nên có thể nói con người trong tổ chức là đối tượng quản lý cụ thể.

- Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý định trước, đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.

Về chủ thể quản lý, gồm các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Về đối tượng quản lý, gồm toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác

động quyền lực Nhà nước.

Về phạm vi, do tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong

xã hội, QLNN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.

Về công cụ, QLNN mang tính quyền lực Nhà nước, lấy pháp luật làm cơng cụ quản lý và vận hành theo cơ chế quản lý nhất định nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.

QLNN về kinh tế mang tính quyền lực Nhà nước, trong đó Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống chính trị xã hội, cơng cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị, mang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế, quản lý bằng pháp luật đối với toàn xã hội. Chức năng của QLNN về kinh tế là đảm bảo cân

đối tổng thể nền kinh tế, tạo môi trường tốt cho các chủ thể kinh tế phát triển, định hướng và lãnh đạo đảm bảo nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục và bền vững. Nhiệm vụ chủ yếu của QLNN về kinh tế là vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng các chính sách kinh tế đồng bộ. Trên bình diện tổng thể, Nhà nước vừa phải điều tiết vĩ mô đối với các doanh nghiệp, vừa phải phục vụ các doanh nghiệp trên nhiều mặt, thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân, QLNN phải được định hướng theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội trên hai phương diện: Hiệu quả kinh tế của tổng thể nền kinh tế quốc dân và hiệu quả tổng hợp bao gồm kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa và môi trường. Hiệu quả của nền kinh tế được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: năng suất lao động, các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, nợ công; tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Về đối tượng quản lý, QLNN xác định nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp là khâu trọng tâm và có tính quyết định xuất phát từ vai trị, vị trí và sự đóng góp của doanh nghiệp đối với hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu. Hệ thống kinh tế quốc dân là một hệ thống lớn và phức tạp, bao gồm quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nước và quốc tế. Cho nên, QLNN về kinh tế phải được nghiên cứu trong mối quan hệ của khoa học quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong toàn bộ hệ thống kinh tế.

Mục tiêu tổng quát của QLNN về kinh tế là tăng trưởng nhanh và bền vững, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô là các mục tiêu then chốt của QLNN về kinh tế.

Tóm lại, QLNN về kinh tế thực chất là tồn bộ q trình thiết lập hệ thống nguyên tắc, hình thức, phương pháp tổ chức quản lý và điều hành tồn bộ nền kinh tế. Trong đó, các cơng cụ kế hoạch hóa, tài chính, hạch tốn và các địn bẩy, khuyến khích hoạt động kinh tế được sử dụng để thực thi quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)