2.1. Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế
2.1.3. Phương pháp và các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
2.1.3.1. Phương pháp quản lý
QLNN về kinh tế sử dụng các phương pháp quản lý cơ bản để quản lý và điều hành nền kinh tế vĩ mơ. Theo cách tiếp cận hệ thống, q trình quản lý và điều hành nền kinh tế cũng thực hiện theo các phương pháp quản lý cơ bản đối với một
tổ chức nhưng các điều kiện, cách thức thực hiện và tác động trên phạm vi toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân.
Nhằm thực hiện các quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội, QLNN sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
(1) Phương pháp hành chính:
Phương pháp hành chính trong QLNN về kinh tế tác động trực tiếp lên các chủ thể của nền kinh tế thông qua các quyết định mang tính chất bắt buộc của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Phương pháp hành chính là một trong những phương thức cơ bản để thực thi quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất và tập trung của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Đây là phương pháp quan trọng hàng đầu đảm bảo thực thi quyền lực nhà nước trong QLNN nói chung và QLNN về kinh tế nói riêng. Thơng qua hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý nhà nước được thực thi nhằm thiết lập cơ cấu tổ chức, xác lập các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong hệ thống kinh tế; đồng thời giúp QLNN cụ thể hóa khung pháp luật, triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm tác động trực tiếp, điều chỉnh cơ cấu và hành vi hoạt động kinh tế của mọi chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.
(2) Phương pháp kinh tế:
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp của nhà nước đến các chủ thể kinh tế thơng qua các lợi ích kinh tế, từ đó điều tiết các hoạt động của các chủ thể trước những tác động của môi trường kinh tế - xã hội. Phương pháp kinh tế thể hiện trên các phương diện về định hướng phát triển chung thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế. Nhằm điều tiết hành vi kinh tế, phương pháp kinh tế sử dụng các đòn bẩy kinh tế thơng qua các chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách hỗ trợ, biện pháp kích thích kinh tế khác. Khác với phương pháp tác động trực tiếp, phương pháp kinh tế đòi hỏi sử dụng linh hoạt và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
(3) Phương pháp giáo dục:
Phương pháp giáo dục trong QLNN về kinh tế là phương pháp tác động đến yếu tố tư tưởng, tâm lý và tinh thần đối với con người nhằm phát huy cao nhất tiềm năng tinh thần của các chủ thể kinh tế vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế. Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật xã hội, quy luật tâm lý nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật, thông lệ xã hội. Phương pháp giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh, thúc đẩy tính chủ động, tích cực của các chủ thể kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và góp phần phát triển bền vững nền kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống xã hội. Để sử dụng hiệu quả, cần kết hợp uyển chuyển giữa phương pháp giáo dục với các phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
2.1.3.2. Cơng cụ quản lý nhà nước về kinh tế
Về công cụ quản lý, QLNN về kinh tế sử dụng tổng hợp nhiều công cụ để tác động lên mọi chủ thể trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Hệ thống công cụ QLNN về kinh tế là chỉnh thể hữu cơ các quan điểm, chiến lược, giải pháp của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu của nền kinh tế. Các cơng cụ có thể tác động trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn. Việc sử dụng hệ thống công cụ QLNN về kinh tế phụ thuộc vào mức độ hồn thiện của hệ thống cơng cụ; năng lực lựa chọn, sử dụng và phối hợp các công cụ, môi trường vận hành (tổng thể nền kinh tế hoặc môi trường riêng của từng ngành, lĩnh vực kinh tế).
Có thể phân chia cơng cụ QLNN về kinh tế thành các nhóm sau:
(1) Các cơng cụ thể hiện mục tiêu quản lý của Nhà nước:
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ý chí của nhà nước về định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hóa đường lối phát triển thơng qua hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội xác định rõ quy mô, giới hạn cho sự phát triển trong dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể hóa chiến lược dài hạn thành các kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm.
- Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là tổ hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, các bước phải tiến hành, các nguồn lực và yếu tố cần thiết để thực hiện một mục tiêu đã được xác định trong một thời kỳ nhất định. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thường được xây dựng và tổ chức triển khai trong phạm vi ngành hoặc địa phương và gắn liền với từng nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch của nhà nước đối với từng thời kỳ.
(2) Nhóm cơng cụ thể hiện chuẩn mực hành vi:
QLNN thực thi các chức năng quản lý xã hội bằng hệ thống văn bản có tính quy phạm pháp luật do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế, gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật (như Hiến pháp, Luật và Bộ Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Quyết định) quy định giới hạn hành vi của các chủ thể kinh tế liên quan. Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật trong QLNN về kinh tế được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đối với đối tượng cụ thể như các quyết định bổ, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, điều động công tác đối với cán bộ công chức nhà nước…
(3) Nhóm cơng cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế:
Các công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà nước để điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế được thể hiện thơng qua các chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là một hệ thống phức tạp gồm nhiều loại liên quan đến các lĩnh vực quản lý kinh tế, gồm: Chính sách phát triển các thành phần kinh tế; chính sách tài chính; chính sách tiền tệ; chính sách thu nhập; chính sách ngoại thương,...
(4) Công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý:
Công cụ vật chất được dùng làm áp lực, hoặc động lực tác động vào đối tượng quản lý của nhà nước gồm các yếu tố thuộc về tài sản nhà nước (tài nguyên đất, dự trữ
quốc gia, bảo hiểm quốc gia, vốn và tài sản của nhà nước trong các doanh nghiệp, các loại quỹ chuyên dùng trong quản lý của nhà nước..).
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
Nội dung QLNN về kinh tế gồm các chức năng quản lý và điều hành hoạt động nền kinh tế vĩ mô về định hướng phát triển, tạo lập môi trường phát triển, điều tiết các hoạt động kinh tế và kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế.
Hoạch định phát triển nền kinh tế
QLNN về kinh tế thực hiện chức năng xác định mục tiêu và hướng sự vận động của nền kinh tế đạt đến mục đích nhất định. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định, QLNN thực hiện việc hoạch định chiến lược phát triển và định hướng giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các vấn đề liên quan trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, theo vùng lãnh thổ, theo ngành và các thành phần kinh tế. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong từng giai đoạn của nền kinh tế, QLNN xác định thứ tự ưu tiên và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển thơng qua các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, dự án trọng điểm quốc gia, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của từng vùng lãnh thổ, ngành,…
Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế
QLNN đề ra các chính sách tạo lập mơi trường cho sự phát triển kinh tế, gồm tập hợp các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế. Việc tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất - kinh doanh của các chủ thể kinh tế là một chức năng quản lý quan trọng của QLNN.
- Về môi trường kinh tế: Các chính sách của nhà nước nhằm điều tiết sức mua và sức cung của tồn xã hội. Các chính sách nâng cao thu nhập, chính sách giá cả, tiết kiệm và tín dụng cần thiết, chính sách tiền tệ ổn định nhằm điều chỉnh tăng sức mua; chính sách thúc đẩy đầu tư kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh sẽ có tác động tăng cung cho nền kinh tế.
bạch và bình đẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế.
- Về mơi trường chính trị: QLNN phải đảm bảo mơi trường chính trị ổn định, thể chế chính trị dân chủ, thể chế kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế đảm bảo điều kiện tốt cho hoạt động kinh tế của mọi chủ thể tham gia, gồm cả trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Về mơi trường văn hố - xã hội: QLNN thực thi các chính sách để tạo lập mơi trường văn hóa - xã hội tốt, có tác dụng mạnh mẽ đến giá trị tinh thần và các giá trị xã hội đến từng chủ thể của nền kinh tế.
- Về mơi trường sinh thái: Mơi trường sinh thái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. Do đó, QLNN cần có chính sách, biện pháp bảo vệ và hồn thiện mơi trường tự nhiên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
- Về môi trường kỹ thuật: Những thành tựu khoa học công nghệ sẽ tạo nên sức mạnh vượt trội cho sự phát triển nền sản xuất và tăng trưởng kinh tế. QLNN cần có các chính sách phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Về dân số: Cơ cấu và chất lượng dân số có tính quyết định đến năng lực sản xuất và sức mua của nền kinh tế. Nhà nước cần có chính sách phát triển đảm bảo môi trường dân số hợp lý, điều tiết sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng, bố trí dân cư hợp lý giữa các vùng kinh tế.
- Về môi trường quốc tế: Mơi trường quốc tế là điều kiện bên ngồi có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. QLNN đề ra các chính sách đối ngoại thích hợp nhằm đảm bảo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
Điều tiết hoạt động của nền kinh tế
QLNN sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hành vi kinh tế của các chủ thể nhằm điều tiết và điều chỉnh hoạt động và quá trình vận động của nền kinh tế. Bằng quyền lực nhà nước, các cơ quan QLNN ban hành các quy định, luật định và
chính sách nhằm điều tiết hoạt động sản xuất, điều chỉnh quan hệ phân phối và điều chỉnh phân bố nguồn lực của nền kinh tế. Về điều tiết quan hệ sản xuất, QLNN sử dụng các chính sách điều tiết chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ để điều tiết hoạt động kinh tế trong nước, sử dụng các chính sách kinh tế đối ngoại để điều tiết hoạt động kinh tế quốc tế. Về điều chỉnh quan hệ phân chia lợi ích và phân phối thu nhập, QLNN sử dụng các chính sách điều tiết quan hệ cung - cầu, quản lý chất lượng, các chính sách bảo hộ, bảo vệ người tiêu dùng, chính sách tiền lương, phân chia lợi tức, chính sách an sinh xã hội... nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan về quan hệ kinh tế. Về phân bố các nguồn lực, QLNN thực hiện việc phân bố các nguồn lực thơng qua các chính sách phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và điều chỉnh nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, khu vực kinh tế.
Kiểm soát sự phát triển kinh tế
QLNN thực hiện nhiệm vụ xem xét, đánh giá tình trạng nền kinh tế, kịp thời phát hiện những bất cập, tồn tại để điều chỉnh chiến lược, chính sách và kế hoạch cụ thể. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế của các chủ thể trên các mặt về thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật; sử dụng các nguồn lực kinh tế; thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan QLNN. Các chủ thể tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động kinh tế gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND, Viện Kiểm sát nhân dân, các cấp thanh tra Chính phủ, cơ quan an ninh kinh tế; kiểm toán nhà nước và các tổ chức nghiên cứu kinh tế độc lập.