Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 82 - 84)

Cơ quan QLNN địa phương:

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Sở GTVT thực hiện

Lãnh đạo Tổng cục ĐBVN - Vụ Kế hoạch - Đầu tư

- Vụ Tài chính

- Vụ An tồn giao thơng

- Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ

- Vụ Khoa học cơng nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế - Vụ Vận tải

- Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Vụ Tổ chức - Hành chính

- Vụ Pháp chế - Thanh tra

- Cục Quản lý xây dựng đường bộ - Cục Quản lý đường bộ I

- Cục Quản lý đường bộ II - Cục Quản lý đường bộ III - Cục Quản lý đường bộ IV

- Các cơ sở đào tạo ngành GTVT(4 trường Trung cấp và 2 Trung tâm đào tạo)

Theo quy định, Sở GTVT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về GTVT thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố. Các nhiệm vụ chủ yếu của Sở GTVT gồm:

- Tham mưu hoặc chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án về GTVT thuộc phạm vi quản lý của UBND.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực GTVT do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố.

- Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, thiết bị kỹ thuật trong GTVT.

- Tổ chức triển khai các chính sách phát triển vận tải, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý và kiểm sốt về an tồn giao thơng, tổ chức thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường trong GTVT.

- Quản lý hoạt động của các chủ thể tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở GTVT (doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc lĩnh vực GTVT).

- Tổ chức thực hiện các chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GTVT theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động vận tải theo quy định.

- Thực hiện công tác thơng tin, báo cáo theo quy định về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh, thành phố, Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Sở GTVT gồm: Lãnh đạo Sở (Giám đốc và các Phó Giám đốc) và các phòng chức năng: Văn phòng Sở, Thanh tra, Phòng Pháp chế - An tồn, Phịng Kế hoạch - tài chính, Phịng Quản lý kết cấu hạ

tầng giao thơng, Phịng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Phòng Quản lý chất lượng cơng trình giao thơng [9]. Tùy thuộc vào yêu cầu và đặc thù của địa phương, cơ cấu bộ máy của Sở GTVT có thể điều chỉnh cho phù hợp, nhưng khơng quá 7 phòng chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)