Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải đường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 89 - 90)

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ơ tô

3.2.3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải đường

phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng đã được các cơ quan QLNN các cấp thực hiện một cách có hệ thống liên quan đến mọi lĩnh vực của ngành từ cấp trung ương đến địa phương (xem phụ lục PL3.3).

Theo quy hoạch phát triển tổng thể và quy hoạch của từng vùng lãnh thổ, địa phương, các Bộ, Ban ngành và chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở các nguồn lực đầu tư.

Cùng với hệ thống Luật, Bộ luật chuyên ngành hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, quy hoạch phát triển giao thơng vận tải đường bộ đã hình thành hệ thống văn bản quy hoạch hạ tầng giao thông và các quy định về triển khai quy hoạch chi tiết. Công tác lập, thẩm định phê duyệt và triển khai quy hoạch GTVT được điều chỉnh theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, các cơ quan QLNN (Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT) đã ban hành những quy định nhằm hướng dẫn và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Đồng thời, Bộ GTVT ban hành chương trình hành động, kế hoạch cụ thể đối với công tác quy hoạch GTVT hằng năm. Công tác xây dựng quy hoạch đã bước đầu đáp ứng yêu cầu định hướng đầu tư trọng điểm, cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng chủ trương, chính sách phát triển và kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Trong triển khai thực hiện đã có sự rà sốt, cập nhật bổ sung kịp thời. Tuy nhiên, còn một số tồn tại cần khắc phục: Kinh phí và thời gian điều tra quy hoạch cịn hạn chế đã ảnh hưởng đến cơng tác dự báo nên đòi hỏi điều chỉnh quy hoạch thường xun làm tăng chi phí và gây khó khăn cho cơng tác hoạch định ngân sách; phối hợp QLNN về quy hoạch giữa các ngành, địa phương chưa có sự thống nhất về phạm vi trách nhiệm gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng ô tô ở việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)