Nội dung thực hiện ĐTM

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cấp huyện (Trang 105 - 106)

IV.1. Nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM

Nội dung của ĐTM tuỳ thuộc vào: nội dung và tính chất của hoạt động phát triển, tính chất và thành phần của môi trờng chịu tác động (chịu ảnh hởng) của hoạt động phát triển, yêu cầu và khả năng thực hiện việc đánh giá. Nội dung của công tác ĐTM hay cụ thể là nội dung của một báo cáo ĐTM, tức là văn bản chính thức mô tả quá trình thực hiện ĐTM và trình bầy kết quả ĐTM, thờng bao gồm:

− Mô tả địa bàn, vị trí, nơi thực hiện hoạt động phát triển, đặc trng kinh tế, công nghệ, kỹ thuật của hoạt động phát triển;

− Xác định điều kiện biên, hay nói cách khác là phạm vi đánh giá;

− Mô tả hiện trạng môi trờng tại địa bàn hay trong phạm vi không gian đợc đánh giá;

− Dự báo những thay đổi về môi trờng có thể xẩy ra trong và sau khi thực hiện hoạt động phát triển, tức là trong thời kỳ thi công xây dựng và trong quá trình vận hành hoạt động của dự án.

− Dự báo về những tác động có thể xẩy ra đối với tài nguyên và môi trờng, các khả năng hoàn nguyên hiện trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên.

− Đề xuất các biện pháp phòng, tránh, điều chỉnh;

− Phân tích lợi ích và chi phí mở rộng;

− So sánh các phơng án thay thế;

− Kết luận và kiến nghị.

IV.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện ĐTM

Trong quá trình thực hiện ĐTM cần theo đúng những nguyên tắc: hợp lý, phân tích và hệ thống.

- Hợp lý, có nghĩa là phải dựa trên cơ sở khoa học để làm cho ng ời ra quyết định cũng nh ngời đề xuất phơng án hoạt động phát triển hiểu rõ đợc những hậu quả môi tr- ờng mà hoạt động sẽ mang lại cho tài nguyên thiên nhiên, cho chất lợng môi trờng sống, cũng nh cho các hoạt động khác đã, đang và sẽ diễn ra trên cùng địa bàn.

- Phân tích có nghĩa là xem xét một cách cụ thể, ở mức độ chi tiết cần thiết, các thành phần của hoạt động phát triển có tác động đến môi trờng, cũng nh những nhân tố- thành phần môi trờng sẽ phải chịu tác động, các khả năng diễn biến của nhân tố môi trờng theo các phơng án hoạt động khác nhau, phải so sánh một cách khách quan lợi hại của các phơng án, đặc biệt phải cố gắng tiến hành phân tích chi phí-lợi ích mở rộng.

- Hệ thống, có nghĩa là phải xem xét hoạt động phát triển và các nhân tố - thành phần môi trờng trong hệ thống kinh tế, hệ thống thiên nhiên và các mối quan hệ qua lại, tơng tác chặt chẽ với nhau của hai hệ thống này.

IV.3. Những kiến thức khoa học cần thiết trong công tác ĐTM

Xét theo khía cạnh một lĩnh vực hay bộ môn khoa học thì ĐTM là một bộ môn có tính liên ngành cao. Trong ĐTM cần sử dụng những loại kiến thức sau:

- Các kiến thức thuộc về hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá, bao gồm: kiến thức khoa học và kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, hoạt động văn hoá, nghệ thuật; về quản lý kinh tế - xã hội; về xây dựng công trình, hình thành cơ sở hạ tầng, thực hiện các dịch vụ giao thông vận tải, thông tin. Nói một cách tổng quát là tất cả những kiến thức khoa học và kỹ thuật, cần thiết cho đời sống sản xuất và các mặt hoạt động khác của loài ngời.

- Các kiến thức khoa học và kỹ thuật về tài nguyên và môi trờng, bao gồm các kiến thức về các dạng tài nguyên tái tạo đợc và không tái tạo đợc, các hệ sinh thái, quan

hệ giữa các hệ sinh thái, sinh thái nhân văn và sinh thái xã hội, các loại hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ.

- Các kiến thức về phơng pháp luận ĐTM;

- Không thể có một môn học có thể trình bầy tất cả các kiến thức cần thiết cho mọi công tác ĐTM. Việc thực hiện ĐTM phải do một tập thể cán bộ khoa học liên ngành thực hiện. Mỗi ngời tham gia tập thể đó đều phải có kiến thức sâu hoặc thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, hoặc về từng dạng tài nguyên, từng loại hình ô nhiễm, đồng thời nắm đợc phơng pháp luận ĐTM.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cấp huyện (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w