Xử phạt vi phạm hành chính về BVMT

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cấp huyện (Trang 58 - 61)

VII.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

Trong quá trình thanh tra, thực hiện việc quản lý công tác BVMT, Đoàn thanh tra về BVMT có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và trình Chủ tịch Uỷ ban ND huyện xem xét, quyết định. Căn cứ quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 và các nghị định khác có liên quan đến lĩnh vực BVMT, Chủ tịch Uỷ ban ND huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT ở các hình thức: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khác, trừ quyền tớc quyền sử dụng giấy phép về môi trờng.

VII.2. Nguyên tắc xử phạt

Chủ tịch Uỷ ban ND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT khihội đủ các điều kiện theo quy định.

Không xử phạt trong những trờng hợp sau:

- Sự kiện bất ngờ, tổ chức, cá nhân không thể thấy trớc hoặc không buộc phải thấy tr- ớc hậu quả của hành vi.

- Tình thế cấp thiết, buộc phải có hành vi vi phạm để ngăn ngừa nguy cơ đe doạ gây ra thiệt hại cho Nhà nớc, cho tập thể hoặc cá nhân. Với điều kiện thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

- Phòng vệ chính đáng.

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính.

- Hết thời hiệu xử phạt (24 tháng cho BVMT). Thời hiệu trong trờng hợp cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đề nghị xử phạt hành chính là 3 tháng kể từ ngày nhận đợc hồ sơ.

- Khi hành vi vi phạm đã chuyển hoá thành tội phạm.

- Khi ngời có hành vi vi phạm cha đủ tuổi để xử phạt.

VII.3. Thủ tục xử phạt

- Thủ tục đơn giản là hình thức xử phạt ở mc độ cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng. Trong trờng hợp này ngời có thẩm quyền xử phạt nói rõ cho ngời, tổ chức vi phạm về hành vi mà cá nhân hoặc tổ chức đó vi phạm, điều khoản của Nghị định 81/N2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực BVMT, trách nhiệm hành chính và quyết định phạt tại chỗ.

- Thủ tục phạt có lập biên bản là khi phát hiện vi phạm hành chính về BVMT, cơ quan và ngời có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản.

VII.4. Quyết định xử phạt

Trong thời hạn 10 ngày (trờng hợp phức tạp có thể trớc 30 ngày, hoặc 60 ngày làm việc) kể từ ngày lập biên bản, Chủ tịch Uỷ ban ND huyện phải ra quyết định xử phạt.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính là 01 năm. Quyết định xử phạt hết hiệu lực thi hành nếu tính từ ngày ra quyết định đã qua 01 năm.

VII.5. Một số chú ý khi áp dụng Nghị định 81/2006/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

a. áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực Nhà nớc:

- Hoạt động chỉ do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền tiến hành.

- Tiến hành theo ý chí đơn phơng của cơ quan quản lý Nhà nớc có thẩm quyền.

- Bắt buộc phải tuân theo những thủ tục quy định.

- Khi cần thiết hoạt động này đợc đảm bảo bằng sự cỡng chế của Nhà nớc.

áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động có hình thức, thủ tục đợc quy định chặt chẽ theo điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên.

áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể trong quan hệ xã hội.

áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính mang tính sáng tạo.

b. Quá trình chuẩn bị và ra quyết định xử phạt

Để việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đựơc đúng đắn, các giai đoạn áp dụng Nghị định 81/2006/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT cần đợc lu ý, thực hiện đúng:

- Phân tích những tình tiết đã xảy ra, cấu thành thực tế của vụ việc vi phạm hành chính về BVMT.

+ Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ tình tiết, hành vi.

+ Xác định đặc trng pháp lý.

+ Tuân thủ tất cả quy định mang tính thủ tục.

- Lựa chọn quy định phạm pháp luật để áp dụng:.

+ Lựa chọn văn bản. Ngoài Nghị dịnh 81/2006/NĐ-CP còn có nghị dịnh nào quy định cụ thể hơn, sát, đúng với bản chất của hành vi vi phạm.

+ Xác định văn bản đã lựa chọn còn hiệu lực, sự mâu thuẫn với các văn bản khác.

+ Xác định tính chân thực của văn bản sẽ áp dụng.

+ Nhận thức đúng về bản chất hành vi quy định trong văn bản.

- Ra văn bản áp dụng pháp luật.

+ Thể hiện tính sáng tạo.

+ Không xuất phát từ động cơ cá nhân.

+ Ra văn bản phải đúng thẩm quyền, nội dung chính xác cụ thể và chỉ đợc thực hiện một lần.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày cơ sở của công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trờng trong quản lý môi trờng cấp huyện, phân tích các mối quan hệ trong công tác thanh tra về bảo vệ môi trờng.

2. Nhiệm vụ, nội dung thanh tra về bảo vệ môi trờng

3. Trình bày hình thức, phơng pháp thanh tra về bảo vệ môi trờng.

4. Trình bày tổ chức hoạt động thanh tra và quyền hạn của đoàn thanh tra về bảo vệ môi trờng.

5. Phơng pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về bảo vệ môi trờng. 6. Quy cách xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trờng.

Chơng III:

Phơng pháp truyền thông Môi trờng ở cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cấp huyện (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w