Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc và UNESCO tuy muộn, nhưng là một trong những nước rất có ý thức trong việc thực thi các quy định Công ước quốc tế liên quan tới việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hố. Ngay sau thành cơng Cách mạng tháng Tám, “xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc làm rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 ấn định cho Đông phương Bác cổ Học viện (Vietnam Oriental Institute) nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam. Đối tượng được bảo về là tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam với mục tiêu là phục vụ công cuộc kiến thiết nước Việt Nam. Các biện pháp đưa ra là tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước, kế thừa luật lệ bảo vệ cổ tích từ Pháp quốc Viễn đơng Bác cổ, tiếp tục đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo tồn di tích trong tồn cõi Việt Nam. “Cấm phá huỷ những đình, chùa, đền, miếu, hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất tơn giáo hay khơng nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn” (Điều 4, Sắc lệnh). Với sắc lệnh này cho đến nay, nhiều di sản văn hóa đã được bảo vệ: 40.000 di tích danh lam thắng cảnh và lịch sử-văn hóa đã được kiểm kê; 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.161 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và 6.636 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nhưng một thời gian dài chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ các di sản phi vật thể - là linh hồn, là sự sống làm nên giá trị của các di tích đó. Kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), Chính phủ ban hành Nghị định số 519-TTg ngày 29-10-1957 về việc bảo tồn di tích, di vật
lịch sử và danh lam thắng cảnh. Điều 1 của Nghị định nói trên xác định: “Tất cả những bất động sản và động sản có một giá trị lịch sử hay nghệ thuật kể cả bất động sản và động sản còn nằm ở dưới đất hay dưới nước và những danh lam thắng cảnh (danh thắng) ở trên lãnh thổ nước Việt Nam, bất cứ là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đồn thể, hoặc một tư nhân từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước quy định trong Nghị định này”. Ngay sau đó, nhiều chỉ thị, thơng tư của Chính phủ, Bộ Văn hóa-Thơng tin được ban hành nhằm tăng cường bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của đất nước: Chỉ thị số 1999-VG ngày 15-5-1958 về cấm đào bới mộ cổ; Thơng tư của Thủ tướng Chính phủ số 442-TTg ngày 09-11-1960 về bảo vệ các di sản văn hóa, ngăn chặn hoạt động xuất khẩu cổ vật trái phép; Chỉ thị ngày 13-12-1963 về bảo vệ và quản lý những sách tài liệu văn hóa bằng chữ Hán, chữ Nơm; Thơng tư của Bộ Văn hóa ngày 29-4-1966 về bảo vệ di tích lịch sử, di tích nghệ thuật và hang động được sử dụng vào cơng tác sơ tán phịng khơng.
Có thể nói các văn bản giai đoạn này đã phát huy tác dụng tốt làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bảo vệ di sản văn hóa. Nhiều quan điểm của thời kỳ này có giá trị lâu dài và vẫn cịn phù hợp với thực tế hơm nay; điển hình: việc cho phép tạm xuất tái nhập các di vật có giá trị ra nước ngồi triển lãm với điều kiện phải được sự đồng ý của Bộ Văn hóa là một quan điểm tương đối cởi mở đã được Luật di sản văn hóa hiện nay tiếp thu; Việc quy định cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ các di tích thuộc sở hữu Nhà nước nếu khơng bảo quản chu đáo di tích thì phải giao lại di tích đó cho ngành bảo tồn bảo tàng quản lý (Điều 18, Nghị định 519-TTg) tức là cơ quan đó bị mất quyền trơng nom bảo vệ, khai thác di tích đã hạn chế hoạt động khai thác bừa bãi di tích, hạn chế việc giao các đơn vị khơng có năng lực bảo vệ và quản lý di tích.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế, hệ thống các văn bản pháp lý đã được nâng cao và hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế, ngày 04-4-1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã ký quyết định công bố Pháp lệnh số 14 - LCT/HĐNN7 “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh”. Tiếp theo đó hàng loạt các văn bản được ban hành đánh dấu bước tiến lớn trong việc thống nhất quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động về quản lý di sản văn hóa bằng các điều luật cụ thể; điển hình: Nghị định số 288/HĐBT ngày 13-12-1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 206/VH-TT ngày 27-7-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về hướng dẫn thi hành pháp lệnh; Chỉ thị số 72/CT-BT ngày 30-8-1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thơng tin về việc tăng cường bảo vệ các bảo tàng và di tích. Cao hơn là Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn - bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các cơng trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” (Điều 34).
Tính đến tháng 6 năm 2001, đã có 02 Nghị định, 01 Thơng tri, 24 Thơng tư, 11 Chỉ thị, 01 Thơng báo và 03 Quy chế có liên quan tới việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của Việt Nam được ban hành. Tuy nhiên, những văn bản này đều tập trung và chú trọng các di sản văn hóa vật thể, cơng tác bảo tàng và do các văn bản đều ra đời trong điều kiện, cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp nên có nhiều điểm khơng cịn phù hợp với thay đổi kinh tế và đời sống xã hội. Vấn đề bảo tồn cũng được đề cập tới, nhưng tập trung vào lĩnh vực di tích, các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể chưa được đề cập đến hoặc có nhưng rất mờ nhạt, hầu như chưa được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật.