thức về di sản và pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể
Như phân tích ở trên, do tính chất của di sản văn hóa phi vật thể gắn với tín ngưỡng, tơn giáo, kiến thức bản địa, cha truyền con nối... đã ăn sâu vào tiềm thức, lối sống của người dân nên trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể phải ưu tiên hàng đầu việc giáo dục, phổ biến pháp luật, hướng dẫn, thuyết phục là chính, chứ khơng lấy xử phạt là biện pháp phạt là chính.
Cần có chiến lược và đầu tư tương xứng đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Pháp luật chỉ có giá trị, sức mạnh khi nó được giáo dục, tuyên truyền trở thành ý thức và trở thành văn hóa ứng xử trong mỗi người dân. Như phân tích ở trên, có những di sản văn hóa khó gần, khó hiểu, khó cảm thụ để chấp nhận trong thế giới hiện đại (hát xoan, chầu văn…), việc giáo dục pháp luật để bản thân người dân hiểu, thấy giá trị thực của di sản từ đó hình thành nên ý thức tơn trọng, cùng có trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản và điều này cũng đảm bảo quyền hưởng thụ của người dân.
Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật di sản văn hoá tới các cán bộ chủ chốt của địa phương, các cán bộ trong ngành văn hố thơng tin và quần chúng nhân dân. Di sản văn hóa phi vật thể là một khái niệm mới được nhà nước quan tâm đưa vào luật. Tuy nhiên, tính khả thi của pháp luật hiện nay rất thấp. Để làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tiễn, để luật đi vào đời sống, thấm sâu vào trong dân phải có chương trình tun truyền phổ biến tới từng người dân, từng cộng đồng, đặc biệt với xu thế hiện nay quan tâm đến các nhà tổ chức sự kiện, các nhà báo, phóng viên… thậm chí cả các nhà chun mơn, nhà quản lý để định hướng đúng đắn cho dự luận, cho cộng đồng. Những lệch lạc trong cách ứng xử đối với giá trị di sản văn hóa (xác lập kỷ lục quốc gia cho Dân ca quan họ Bắc Ninh; vấn đề sân khấu hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Huế, Hát Xoan…) của cộng đồng, của nhân dân, thậm chí của các nhà quản lý cho thấy sự hạn chế về nhận thức, lạm dụng khai thác, thiếu trách nhiệm quản lý và định hướng, gây hiểu sai về di sản của một số đơn vị, tổ chức và cá nhân.
Nhìn nhận việc đánh giá đúng sai trong việc tổ chức màn đồng ca Quan họ để ghi kỷ lục Guines để thấy rằng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho các đối tượng liên quan: cộng đồng, đơn vị, tổ chức sự kiện và bản thân các nhà quản lý cần phải được thực hiện nghiêm túc. Xét về mục đích, việc tổ chức này về ý thức và mong muốn, về mục đích là tốt nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền giá trị văn hóa phi vật thể của Quan họ trong xã hội. Đơn vị tổ chức muốn thơng qua đó để đưa ra thơng điệp nhân dân đi truyền nghề, giá trị của Quan họ nhiều hơn. Ý thức của tỉnh ủy ban, nỗ lực của các nghệ nhận là rất cao. Tuy nhiên cách thức làm không đúng, khi phát hiện ra, đối với cộng đồng phải góp ý, hướng dẫn, tới tận nơi chỉ bảo chứ không làm “rùm beng” trên phương tiện thông tin đại chúng, không phải bêu riếu người dân. Người hướng dẫn nhân dân, tổ chức làm Guines không phải là cơ quan văn hóa, nhưng khi báo chí lại đưa ra cách bình luận làm cho dư luận hiểu là lỗi của dân.
Sự “đứt đoạn về văn hóa” đã khiến người dân không hiểu đúng về “bản chất” thật sự của các di sản văn hóa phi vật thể, nên khi được kêu gọi, khuyến khích, thế hệ trẻ hiện hay thường chỉ loay hoay tập trung vào luyện tập vào thực hành mà không được trang bị các kiến thức căn bản về loại hình đó, khơng tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất để thấy được cái tinh tế của cha ông để lại, không gắn kết được với “thế hệ trước” khiến các hoạt động thực hành đi lệch hướng.
Để tăng cường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có hiệu quả, bên cạnh những biện pháp khác, bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan hữu quan, thúc đẩy công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
Cần quan tâm và chú trọng tới việc tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng là người trực tiếp trơng coi các di tích tại các địa phương mà nội dung trọng tâm là phổ biến Luật di sản văn hoá. Tập huấn, tuyên truyền và trang bị kiến thức cho các hướng dẫn viên du lịch trong việc hiểu đúng, hiểu đủ về các di sản văn hóa, về các lễ hội truyền thống tại các điểm du lịch có thực hành các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Ngồi ra, Cơng ước 2003 đã nói rõ sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và cơng tác bảo tồn các di sản này. UNESCO cũng đã xác định chuẩn mực của quốc tế về hình thức giáo dục chính thức và khơng chính thức. Giáo dục chính thức là biện pháp thơng qua giáo trình của các trường học, thiết chế giáo dục. Mỗi chương trình là một thang kiến thức được truyền thụ liên tục từng bước trong suốt quá trình học tập của thế hệ trẻ. Cịn giáo dục khơng chính thức là các hoạt động giáo dục đa dạng ở bảo tàng, trung tâm văn hóa và các thiết chế văn hóa, giáo dục khác nhằm tăng cường nhận thức cho cộng đồng. Các hoạt động này ngồi chương trình học chính thức và có thể do các cơ quan khác khởi xướng tổ chức.