- Tính tồn diện: đây là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và là tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật về di sản văn hố phi vật thể. Tính tồn diện của pháp luật về di sản văn hố phi vật thể địi hỏi pháp luật về các biện pháp phải có đầy đủ các chế định pháp luật phù hợp với đặc trưng của các biện pháp và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.
- Tính thống nhất: tính thống nhất địi hỏi giữa các bộ phận của pháp luật về di sản văn hố phi vật thể khơng được trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Tính thống nhất thể hiện ở hai mức độ: Ở cấp độ chung, đó là sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể với các quy định khác hệ thống pháp luật hiện hành. Ở cấp độ cụ thể, tính thống nhất thể hiện sự khơng mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo trong mỗi quy định pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể với nhau.
- Tính ổn định: với tư cách là một hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật nói chung và pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể
nói riêng bao giờ cũng có tính ổn định tương đối và đòi hỏi những điều kiện cho sự ổn định. Đó là sự dự báo chính xác trạng thái, xu hướng vận động, phát triển của các quan hệ xã hội liên quan đến bảo vệ và quản lý di sản văn hố phi vật thể từ đó xác định mục đích điều chỉnh, mức độ khái quát của các quy định, giới hạn phạm vi tác động của văn bản cho thích hợp.
- Bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng XHCN. Đây là quan điểm chỉ đạo trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu tại Nghị quyết số 48-NQ/TW.
- Hình thức văn bản: một trong những yêu cầu, giải pháp để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật là “kịp thời nâng các pháp lệnh, nghị quyết… lên thành luật khi có đủ điều kiện”. Chính vì vậy, hồn thiện pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể được coi là hồn thiện khi được ban hành dưới hình thức một đạo luật, mang tính pháp điển cao [38, tr.253].
- Kỹ thuật lập pháp: kỹ thuật lập pháp là một vấn đề rộng lớn, phức tạp. Trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật về pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể thể hiện ở: hoạt động xây dựng pháp luật phải mang tính chuyên nghịêp, các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật phải có hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về di sản văn hố phi vật thể nói riêng. Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cịn đuợc thể hiện ở trình độ sử dụng ngơn ngữ và cách hành văn. Ngôn ngữ pháp lý phải đảm bào tính cơ động, logic, chính xác và một nghĩa, hành văn phải ngắn gọn, rõ ràng, khách quan và dễ hiểu. Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, có sức sống lâu bền, có tính phổ thơng đại chúng, mọi người dễ tiếp cận và thực hiện trong cuộc sống, ít phải sửa đổi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật nói chung.