Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 98 - 100)

luật

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng của cơng tác quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với thanh tra chuyên ngành.

Có thể thấy, mặc dù Luật Di sản văn hóa đã có hiệu lực được 09 năm nhưng thực tế việc phổ biến luật còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều người khơng hiểu luật, hoặc cố tình làm trái với luật. Do đó chúng ta cần phải tăng cường phổ biến luật tới mọi đối tượng trong xã hội đặc biệt cần chú trọng đến những địa phương có di sản. Cần khai thác hết thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, đài phát thanh) và các thiết chế văn hóa vào việc tuyên truyền phổ biến Luật di sản văn hóa làm cho luật thêm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, đến với từng người dân ở các làng bản xa

xơi. Và chỉ khi đó Luật di sản văn hóa mới thực sự trở thành sức mạnh vật chất để ngăn chặn các tiêu cực do quá trình hội nhập và nền kinh tế thị trường đưa lại, đồng thời làm lành mạnh hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ khi Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua năm 2001, ngành di sản văn hóa đã có một cơng cụ pháp lý mạnh mẽ giúp cho việc ngăn ngừa và đấu tranh chống sự lợi dụng thương mại hóa trong cơng tác lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng tơn giáo làm cho các hoạt động biến dạng phát triển sai định hướng. Một yếu tố không kém phần quan trong đó là trong thời gian qua có nhiều vụ việc, nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm trong việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, việc chạy đua với những danh hiệu vinh danh để làm sai lệch với những quy chuẩn nhưng chúng ta chưa xử lý nghiêm minh, việc xử lý còn nhẹ đối với những trường hợp vi phạm dẫn đến chưa có tính răn đe vì vậy việc vi phạm vẫn tiếp diễn. Phương châm chỉ đạo đối với việc đổi mới công tác kiểm tra, giám sát đối với di sản văn hóa là phịng ngừa, ngăn chặn hơn là việc xảy ra rồi mới xử lý.

Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập hiện nay đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đồng bộ các phương pháp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đồn thể và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan như Hải quan, Công an, Công thương…trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan tới di sản văn hóa. Thực hiện giám sát bằng phản biện xã hội với sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình, tăng cường giám sát của các cơ quan của Quốc hội và cao nhất là chất vấn Bộ trưởng tại các kỳ họp của Quốc hội.

Kiện toàn và đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát của ngành từ Trung ương đến địa phương, cần quan tâm đến việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan để tạo điều kiện tốt nhất cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w