Thứ nhất, do sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý dẫn đến
việc xây dựng pháp luật còn phiến diện, chưa xuất phát từ nhu cầu quản lý. Tổ chức bộ máy về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể cũng ra đời rất muộn. Một năm sau khi Luật di sản văn hóa ra đời cơ quan chun mơn, tham mưu tư vấn cho Bộ trưởng về cơng tác di sản văn hóa được đổi từ Cục Bảo tồn, bảo tàng sang Cục Di sản văn hóa và thành lập phịng phi vật thể. Đến lúc này mới có lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý di sản phi vật thể ở cơ quan quản lý cấp Bộ, trong khi đó các Sở, địa phương
triển khai muộn hơn rất nhiều và đa phần đều kiêm nhiêm. Sự thay đổi này dẫn đến hiện tượng cán bộ chuyên trách, chuyên môn sâu phải xây dựng lại từ đầu. Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể vì thế chậm được xây dựng.
Thứ hai, do đặc điểm của phi vật thể là truyền khẩu và phụ thuộc nhiều
vào chủ thể sáng tạo, người nắm giữ di sản nên việc kiểm kê và và bảo vệ tính nguyên trạng, nguyên gốc của di sản phi vật thể làm cơ sở cho việc quản lý, thể chế hóa thành pháp luật gặp nhiều khó khăn.
Do phụ thuộc vào trí nhớ của con người, của cộng đồng nên hiện tượng “tam sao thất bản”, khảo dị là rất phổ biến. Tìm hiểu được tính ngun trạng, ngun gốc để đối chiếu khó xác định nên pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể thiếu tính tính ổn định, phổ biến và cụ thể. Bên cạnh đó, con người là chủ thể chính nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể nên việc con người di chuyển nơi ở nơi sinh họat cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo tồn và quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Việc chuyển đổi chỗ ở của cá nhân, việc di dân của cộng đồng không những làm cho di sản văn hóa bị thất lạc (đi theo người nắm giữ) mà còn tách ra khỏi mơi trường mà di sản văn hóa phi vật thể đó cần để sinh sống, thực hành và phát triển. Khác với di sản văn hóa vật thể là những di sản hữu hình dễ làm, dễ thực hiện và dễ thấy thành quả, di sản văn hóa phi vật thể u cầu, địi hỏi rất cao rất khó làm, khó thực hiện và việc khó có được sự tiếp nhận đồng thuận từ phía cộng đồng một cách dễ dàng, đặc biệt những lĩnh vực liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ra đời muộn gần nửa thập kỷ, nhưng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam thời gian qua đã thể hiện nhiều mặt tích cực đặc biệt là tính tương thích hay khả năng vận dụng xây dựng các điều luật phù hợp với các định hướng và khuyến nghị trong Công ước quốc tế liên quan. Các quy định của Luật đã mở rộng hành lang pháp lý để huy động các nguồn lực xã hội; đặt cơ sở pháp lý xây dựng bộ máy tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Song pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cũng đã bộ lộ những điểm hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được tốt nhất đòi hỏi của thực tiễn quản lý. Những hạn chế đó đã gây ra những khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Bản thân việc tổ chức thực hiện pháp luật về di sản văn hóa cũng chưa đạt chất lượng tốt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế, thiếu sót của pháp luật và những bất cập trong thực tế xuất phát từ việc di sản văn hóa phi vật thể là hiện tượng mới, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, nhân dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện.
Trên cơ sở nhận thức rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, hoàn thiện pháp luật phải được thực hiện một cách khoa học, khơng chủ quan, nóng vội với lộ trình thích hợp trong đó nhiệm vụ từng giai đoạn được xác định rõ ràng.
Chương 3