Tiêu chí về mặt nội dung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 38 - 39)

Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung cơ bản sau đây:

Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực văn hoá… thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong đó có chủ trương hồn thiện pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể trong tương quan với mục tiêu:

Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện mơi trường [31, tr.19-23].

Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam, tính phù hợp của pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể thể hiện sự tương quan với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển, phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nước. Một trong các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động xây dựng pháp

luật nói chung và pháp luật về di sản văn hố phi vật thể nói riêng là phải bảo đảm các quy định của luật phải cụ thể, dễ hiểu để giảm bớt tình trạng có q nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, việc hồn thiện các quy định về di sản văn hoá phi vật thể phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, cụ thể, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện thẩm quyền của mình trong quản lý di sản văn hoá phi vật thể và nhân dân trong q trình thụ hưởng các quyền văn hố được hiến pháp ghi nhận.

Phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tiêu chí này địi hỏi pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể phải bảo đảm tương thích với với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và có nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước có liên quan. Đặc biệt phải phù hợp với Công ước UNESCO năm 2003 về nội dung của di sản văn hoá phi vật thể, biện pháp bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể ở cấp quốc gia thành viên và ở cấp quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w