Vai trò trong đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 35 - 38)

Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể ra đời đã có vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội thể hiện trên các lĩnh vực;

* Trong lĩnh vực chính trị

Trong lịch sử xã hội lồi người từ khi nhà nước xuất hiện, pháp luật chính là phương tiện thể chế hố đường lối, chủ trương, chính sách của giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, pháp luật nói chung và pháp luật về di sản văn hố phi vật thể nói riêng phải là phương tiện thể chế hố đường lối của Đảng, “làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mơ tồn xã hội” [35, tr.152]. Do đó, thơng qua việc ban hành pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể, các quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển văn hố đậm đà bản sắc dân tộc mới có giá trị bắt buộc thực hiện trong phạm vi toàn quốc và đối với mọi người.

Bên cạnh đó, cá nhân, cộng đồng trong q trình tham gia các hoạt động văn hố và bảo tồn di sản văn hố phi vật thể có nhu cầu khẳng định các quyền năng của mình trong việc thụ hưởng các giá trị của văn hoá phi vật thể. Việc ổn định văn hoá và khẳng định các quyền thụ hưởng giá trị di sản văn hoá phi vật thể nhằm ổn định chính trị, an ninh, trật tự. Pháp luật về di sản văn

hoá phi vật thể với những quy định cụ thể về quyền của cá nhân, công dân và cộng đồng trong việc quản lý di sản văn hoá phi vật thể đã cho nhân dân thấy được vai trị làm chủ thực sự của mình. Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã hướng dẫn người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, là đối tượng kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước trong việc quản lý di sản văn hoá phi vật thể. Các chủ thể văn hóa được xác định rõ về quyền hạn, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách ngày càng rõ ràng đúng đắn. Được tham gia bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể bằng việc giám sát, kiểm tra, góp ý xây dựng, phê bình đối với đảng viên, cán bộ nhà nước và đồn thể các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về di sản văn hố phi vật thể. Thơng qua pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể, nhà nước khuyến khích người dân phát hiện, ngăn chặn các biểu biểu hiện sai trái, tiêu cực trong lĩnh vực quản lý văn hố nói chung, văn hố phi vật thể nói riêng.

* Trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội

Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể ra đời phù hợp với ý Đảng, lịng dân. Pháp luật về di sản văn hố phi vật thể ghi nhận và khẳng định giá trị trường tồn của di sản văn hoá Việt Nam với ý nghĩa “di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hố nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.

Pháp luật về di sản văn hố phi vật thể có vai trị là cơng cụ pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hố ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, trên phạm vi cả nước, nhân dân đã dốc công, dốc của để xây dựng, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể quan trọng của quốc gia. Vận dụng phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", “nhân dân tham gia quản lý nhà nước” về di sản văn hoá phi vật thể đã đem lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế, xã hội của đất nước.

* Trong lĩnh vực quản lý nhà nước

Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể thực sự là công cụ cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá. Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã xác định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hố ở nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã xác định những nhiệm vụ và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý một cách khá cụ thể, mặt khác nhân dân cũng xác định được phạm vi, nội dung những nghĩa vụ mà cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện đối với nhân dân; tránh được những đòi hỏi, yêu sách quá đáng, thiếu cơ sở gây rối loạn trật tự xã hội cũng như cản trở hoạt động đúng đắn của chính quyền trong quản lý di sản văn hố phi vật thể.

Ngoài ra, pháp luật về di sản văn hố phi vật thể có vai trị quan trọng giúp cơ quan quản lý, cá nhân có thẩm quyền quản lý sử dụng là cơ sở pháp lý cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam. Đồng thời, pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể cũng là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể và là căn cứ để phân định trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân có hành vi vi pháp luật về di sản văn hố phi vật thể.

Tóm lại, sự ra đời của pháp luật về di sản văn hố phi vật thể là phù hợp

với tình hình lịch sử cụ thể của đất nước, giải quyết được những bức xúc của nhân dân trước tình trạng di sản văn hố phi vật thể không được bảo tồn, phát huy một cách có hiệu quả, đơi khi cịn bị xâm hại. Đồng thời thông qua pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể phát huy quyền làm chủ, tính sáng tạo của nhân dân trong q trình tham gia quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá phi vật thể. Thơng qua việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về di sản văn hố phi vật thể, vai trị lãnh đạo của Đảng đối với việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể

cũng được thể hiện bằng sự thể chế hố đường lối, chính sách văn hoá mà Đảng đã đề ra. Thơng qua việc phát huy vai trị của pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể, niềm tin đối với Đảng được tăng cường, mối quan hệ gắn bó giữa người lãnh đạo và đơng đảo quần chúng được củng cố đã thúc đẩy sự tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới XHCN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w