Hồn thiện pháp luật về di sản văn hoá đảm bảo mục tiêu định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 80 - 82)

định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa

Thứ nhất, việc bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật

thể phải bảo đảm tính nguyên gốc của di sản, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của nó.

Thứ hai, bảo tồn, tơn tạo phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật

thể và phi vật thể của di tích, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan.

Thứ ba, tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa

với việc bảo vệ mơi trường thiên nhiên, mơi trường kiến trúc bao quanh di tích.

Thư tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản là trách nhiệm của

tồn xã hội, trong đó nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Vì thế chủ trương xã hội hóa các mặt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải được triển khai rộng khắp trong toàn xã hội.

Để thực hiện được các quan điểm, định hướng, mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị của di tích theo tinh thần trên, cần thiết phải có một hệ thống chính sách đồng bộ thống nhất và các giải pháp kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, huy động tối đa các nguồn nhân lực, vật lực, nguồn vốn trong nước và quốc tế cho việc tu bổ, tơn tạo di tích, làm cho di tích thực sự trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nguồn tài nguyên du lịch, những sản phẩm văn hóa-du lịch thực sự có sức hút đối với du khách. Để công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa đạt hiệu quả cao, phát huy tốt những giá trị của di sản văn hóa góp phần phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, chúng ta cần phải đổi mới cơ chế, chính sách về quản lý Nhà nước đối với di sản văn hoá. Ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là sự tác động có tổ chức và có định hướng của chủ thể (các cơ quan quản lý nhà nước) đến khách thể (cộng đồng xã hội) trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể: Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội; Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế (Điều 12, Luật di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009). Điều đó cũng có nghĩa là bảo tồn di sản văn hóa phải gắn chặt với phát triển, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà mục tiêu tối cao là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng và văn minh”.

Ngồi các nguyên tắc chung đối với di sản văn hóa, theo tinh thần của Luật di sản văn hóa và Cơng ước 2003 của UNESCO, việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phải dựa trên các nguyên tắc sau:

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.

Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân.

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngồi.

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật.

Nhà nước tơn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w