Khái niệm pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 28 - 31)

Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Cùng với di sản văn hóa vật thể tạo nên sự tồn vẹn của hệ thống di sản văn hóa Việt Nam. Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là kết quả nỗ lực, bền bỉ của các cơ quan nhà nước trong việc tạo dựng một khn khổ pháp lý, hành chính và cơ chế tài chính cho việc bảo tồn di sản.

Mặc dù có những đặc trưng riêng, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể khơng phải là một hệ thống pháp luật biệt lập mà chỉ là một nội dung cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam, có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định về di sản văn hóa vật thể, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, với các quy định pháp luật về di sản văn hóa vật thể, về du lịch, lễ hội, giáo dục, thi đua khen thưởng, biểu diễn nghệ thuật, xử phạt vi phạm hành chính, hợp tác quốc tế… Khi nghiên cứu pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có thể thấy rằng:

Về hình thức: pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chỉ bao gồm các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có nhiều cách thức thể hiện khác nhau các quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể, nhưng phổ biến nhất hiện nay là các quy định chung, các quy định có tính ngun tắc, quy định về chủ trương được định ra trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật di sản văn hóa, Luật giáo dục, Luật du lịch, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh thư viện… Các quy định về hình thức, thủ tục thực hiện, thẩm quyền được quy định cụ thể trong văn bản riêng, thường là văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Có quy định một hoặc một nhóm vấn đề về di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong văn bản riêng như kiểm kê di sản văn hóa

phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Thơng tư số 04/2010/TT-BVHTTDL). Là một khái niệm tương đối mới, nên Luật di sản văn hóa được coi là nguồn “gốc” về khái niệm di sản văn hóa phi vật thể; tuy nhiên, do tính đa dạng của di sản văn hóa phi vật thể, các văn bản pháp luật khác lại thể hiện các quan điểm, biện pháp thực hiện bảo tồn và phát huy mỗi loại hình theo mỗi lĩnh vực khác nhau, nó có mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau.

Về nội dung: pháp luật di sản văn hóa phi vật thể là những quy tắc hành vi cho các chủ thể tham gia vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngồi ra cịn bao gồm các ngun tắc, các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển từng loại hình, nhóm loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có thể chia thành hai nhóm nội dung chính là: các quy định về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể và các quy định về quy trình thủ tục thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các nội dung cụ thể của pháp luật gồm: nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hình thức thực hiện; các yêu cầu, điều kiện, tiêu chí xác định di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ các bên, thủ tục thực hiện; các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự; về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể. Các nội dung của pháp luật di sản văn hóa phi vật thể là nhằm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo cho các di sản được trân trọng, phát huy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản và tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ trong nước cũng như quốc tế trong các lĩnh vực này. Pháp luật hiện nay tập trung vào vai trò của các cộng đồng và tập thể trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và quan tâm tới các quá trình và điều kiện hơn là các sản phẩm, nhấn mạnh tầm quan trọng của những di sản được con người biểu diễn (thường là biểu diễn tập thể) và được phổ biển (chủ yếu qua kinh nghiệm sống); quan tâm tới các di sản mà cộng đồng coi là quan trọng và đóng góp vào việc thúc đẩy sự sáng tạo cũng như sự đa dạng, góp

phần đảm bảo sự bình an cho cộng đồng, tập thể và xã hội nói chung, qua đó tạo tiền đề cho phát triển bền vững và chung sống hịa bình.

Về phạm vi tác động, đối tượng điều chỉnh: pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể tác động đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng và cá nhân tham gia. Đối tượng tác động của pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chia thành 3 nhóm cơ bản. Một là, chủ thể là chủ nhân của các di sản văn hóa phi vật thể. Đó là cộng đồng người, những tập thể, nhóm người và trong một số trường hợp là cá nhân đã sáng tạo nên di sản văn hóa phi vật thể đó. Hai là, các cơ quan nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, các tổ chức liên quan đến việc nhận diện và xác định di sản văn hóa phi vật thể, các cơ sở đào tạo về di sản văn hóa phi vật thể, các viện chuyên ngành: Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện Âm Nhạc (thuộc Bộ VHTTDL), Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, các bảo tàng, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Ủy ban UNESCO Việt Nam… Ba là, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương như Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên mơn thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ đúng pháp luật, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Tương ứng với sự tham gia của 3 nhóm chủ thể trên, những quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính gồm: quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể sáng tạo ra di sản văn hóa phi vật thể và các chủ thể nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Tóm lại, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là tổng thể các quy

phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo tồn, phát huy và quản lý nhà nước đối với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w