Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước UNESCO 2003 (tháng 9- 2005) đến nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã thể hiện một ưu điểm rõ nét là ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và toàn diện hơn. Cụ thể :
Thứ nhất, về số lượng, pháp luật điều chỉnh, quản lý về di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Pháp luật điều
chỉnh trực tiếp hiện nay đã có 01 Luật Di sản văn hố, 01 Nghị định và 01 Thơng tư. Bên cạnh đó, ngay sau khi có Luật di sản văn hố năm 2001, Việt Nam đã chú trọng tới việc tham gia, ký kết Công ước quốc tế điều chỉnh di sản văn hố phi vật thể. Ngồi ra, các văn bản quản lý chuyên ngành, các ngành luật khác khi ban hành đã dành một số nội dung quan trọng về di sản văn hóa phi vật thể; ví dụ Luật giáo dục, Luật xây dựng… biểu hiện rõ nét nhất là hiện nay Việt Nam đã có 06 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh; trong đó có 04 di sản
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Âm nhạc cung đình Việt Nam-Nhã nhạc (Triều Nguyễn) - năm 2003/2008, Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - năm 2005/2008, Dân ca quan họ Bắc Ninh-năm 2009, Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc - năm 2010); 02 di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (Hát Ca Trù - năm 2009, Hát Xoan Phú Thọ - năm 2011) và 03 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới (Mộc bản triều Nguyễn- năm 2009, Bia đá các khoa thi tiến sỹ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu, Hà Nội - năm 2010, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm - năm 2012).
Trong thời gian qua, vấn đề quản lý di sản văn hoá đang được đặt ra là yêu cầu cấp bách trong quản lý nhà nước. Di sản văn hoá phi vật thể đã được ghi nhận tại Luật di sản văn hoá năm 2001 và được quy định tại một chương riêng, Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Việc quy định tại chương III trước chương IV về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố vật thể đã cho thấy khơng chỉ được Nhà nước quan tâm điều chỉnh mà việc xác định di sản văn hoá phi vật thể đang được đặt ở thứ tự ưu tiên hơn so với di sản văn hố vật thể.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ chú trọng ban hành Nghị định và Thơng tư cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật rồi ban hành tiếp các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã làm cho hệ thống pháp luật về di sản văn hố phi vật thể ngày càng hồn thiện, đa dạng hơn, cụ thể và hướng đến sự đồng bộ hơn.
Thứ hai, các quy định về di sản văn hóa phi vật thể đã thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các quy định về di sản văn hóa
nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng được đánh giá là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng mà cụ thể là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều 9 Luật di sản văn hóa năm 2001 có nêu: “Nhà nước có
chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Quy định này thể hiện đường lối chung của Đảng về văn hóa với nội dung: “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá-nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển tồn diện bền vững của đất nước” [33]. Qua đó Đảng xác định văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực phát triển kinh tế; văn hóa và kinh tế phải có sự hỗ trợ, gắn kết nhau. Các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được xây dựng trên phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Sự kết hợp này vừa thể hiện sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân, vừa mang lại hiệu quả bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể hóa và pháp điển hóa các chủ trương đường lối của Đảng, Luật di sản văn hóa đã đưa ra các quy định thích hợp để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa như: tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế, cho phép tổ chức, trưng bày cổ vật ở nước ngồi, sưu tầm di sản văn hóa của người nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là hợp tác quốc tế để bảo hộ di sản văn hóa Việt Nam ở nước ngồi.
Thứ ba, nội dung, hệ thống pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể ngày càng được chú trọng trong việc hoàn thiện các nội dung điều chỉnh, tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Luật di sản văn hóa được
sửa đổi, bổ sung năm 2009 để tương thích với Cơng ước UNESCO 2003; điều này thể hiện rõ qua nội dung Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và Thông tư quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó đề cao vai trò tham gia của cộng đồng.
Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể khá đầy đủ và tồn diện cịn được thể hiện rõ nét. Cụ thể:
Năm 2001, Việt Nam ban hành Luật di sản văn hóa với cách tiếp cận khái niệm di sản văn hóa hồn thiện và đầy đủ hơn bao gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Đến năm 2009, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2001 tiếp tục hoàn thiện về cách nhận diện cũng như biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh Luật di sản văn hóa với những quy định pháp lý chung, nền tảng cịn có các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành. Nội dung pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đã đề cập những vấn đề cơ bản của hoạt động bảo vệ bao gồm: nhận diện các loại hình di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân; các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung các điều luật ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Sau gần 8 năm thi hành, các điều khoản về di sản văn hóa phi vật thể được sửa đổi, bổ sung đáng kể với việc cụ thể, chi tiết, phù hợp với lý luận và thực tiễn [18]. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được xác định bao gồm 7 loại hình cơ bản; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể có sự phân cơng rõ ràng, trao quyền mạnh mẽ cho địa phương và chủ thể văn hóa. Chính quyền địa phương và chủ thể văn hóa tự kiểm kê di sản và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mình. Các nhóm biện pháp bên cạnh việc sử dụng phương thức bảo vệ truyền thống như sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy… cịn có sự tham gia hỗ trợ của các chính sách kinh tế như chính sách ưu đãi thuế đối với sản phẩm thủ công truyền thống. Đối với nghệ nhân-“báu vật nhân văn sống”, các quy định đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của Nhà nước, vừa tôn vinh, tôn trọng, vừa chăm lo đời sống của những nghệ nhân có hồn cảnh khó khăn như quy định tại điều 26 Luật di sản văn hóa 2001; điều 3 Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 (sửa đổi, bổ sung điều 65 của Luật thi đua khen thưởng) [8]. Hiện nay, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đang hướng dần đến sự hồn thiện các quy định pháp luật về chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân. Cụ thể là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chú trọng xây dựng quy định này.
Thứ tư, pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã tạo hành lang pháp lý, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ năm, pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã củng cố và mở rộng các thiết chế bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thơng qua quy định
pháp luật, các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể được cụ thể hố và phân định rạch rịi, hướng đến phân cấp cho chính quyền địa phương rõ nét. Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên tồn quốc; 63 tỉnh, thành phố đều đã có đơn vị quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trực thuộc Sở VHTTDL. Trường Đại học Văn hóa (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), Học viện Âm nhạc (Việt Nam và Huế), các trường văn hóa nghệ thuật, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện Âm nhạc, Viện Nghiên cứu văn hóa, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam... là những tổ chức chịu trách nhiệm về nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ sáu, pháp luật di sản văn hoá phi vật thể đã xác định các biện pháp và mục tiêu bảo vệ di sản văn hố phi vật thể có hiệu quả.
Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đã được một số cơ quan, tổ chức ở Việt Nam thực hiện từ nhiều thập kỷ trước, nhưng phần lớn chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, sưu tầm theo các chức năng của cơ quan, tổ chức, chưa phục vụ trực tiếp mục tiêu bảo vệ di sản. Việt Nam chưa có danh mục kiểm kê quốc gia chính thức. Từ năm 2010 đến nay, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo các địa phương trên cả nước tích cực triển khai cơng tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Từ kết quả kiểm kê, nhiều địa phương đã chọn ra được danh sách di sản cần ưu tiên bảo vệ và những di sản đại diện của địa phương để lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đề xuất các di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO. Pháp luật di sản văn hố phi vật thể đã hướng
đến mục đích khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật nhằm mục đích bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả.
Trong thực tế, pháp luật di sản văn hoá phi vật thể đã tạo cơ sở cho các hoạt động đầu tư của Nhà nước đối với các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thơng qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa dần được tăng lên, tập trung cho cơng tác xây dựng năng lực, kiểm kê, nghiên cứu, tư liệu hóa, phục hồi, giao lưu trình diễn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng địa phương, truyền dạy và phổ biến. Đặc biệt, công tác truyền dạy và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm cả các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, đã được triển khai theo nhiều cách thức khác nhau: giáo dục và chuyển giao trong gia đình, dịng họ, cộng đồng; chính thức trong nhà trường và khơng chính thức tại các câu lạc bộ, bảo tàng, nhà văn hóa hay trung tâm nghệ thuật.
Thứ bảy, pháp luật về di sản văn hố phi vật thể góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và duy trì các di sản văn hố phi vật thể để hoạt động này khơng ngừng được mở rộng và đẩy mạnh về chiều sâu.
Thứ tám, pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể đã thể hiện sự nỗ lực
không ngừng của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.
Năm 2002 đã được Liên hợp quốc chọn là năm di sản văn hóa và được chỉ định phụ trách chương trình này, UNESCO đã triển khai nhiều hoạt động tích cực và bổ ích trong đó có việc tổ chức hội thảo trao đổi về dự thảo Công ước quốc tế quan trọng về “Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể” tại Paris trong tháng 9-2002. Năm di sản văn hoá của Liên hợp quốc đã tác động tích cực đến nhận thức và động viên các quốc gia trong đó có Việt Nam tham gia vào việc bảo tồn di sản văn hố của dân tộc mình. Ngược lại sự hưởng ứng của từng quốc gia đã góp phần làm tăng thêm ảnh hưởng của năm quốc tế di sản văn hố trên phạm vi tồn thế giới. Chính phủ nhận thức rõ rằng, trong xu thế
tồn cầu hố về kinh tế và quốc tế hoá về văn hoá, các quốc gia đang phát triển có cơ hội tận dụng, các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong đó có thành tựu cơng nghệ thơng tin và viễn thơng do q trình này mang lại để bảo vệ và phát huy di sản văn hố dân tộc. Mặt khác q trình tồn cầu hố cũng đang tạo ra những nguy cơ làm biến dạng nền văn hố dân tộc, hạn chế tính đa dạng, phong phú của di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc trên thế giới. Vì vậy, Chính phủ coi vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể là một trong những nội dung quan trọng của Luật di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hồ XHCN Việt Nam thơng qua tại kỳ họp thứ 9 khố X năm 2001 và có hiệu lực từ tháng 01 năm 2002. Đây chính là hành động tích cực nhất nhằm hưởng ứng năm di sản văn hoá quốc tế do Liên hợp quốc phát động.
Điều 17, Luật Di sản văn hố quy định rõ “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức; cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hố phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Đó là những định hướng lớn mà chúng ta có trách nhiệm thực hiện để việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể thực sự trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội. Ngay sau khi Luật di sản văn hóa có hiệu lực từ tháng 01-2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá”. Trong chương II của Nghị định đã xác định rõ những nội dung cụ thể liên quan tới việc bảo tồn và phát huy di sản văn hố phi vật thể.
Từ năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và đầu tư kinh phí thực hiện Dự án “Sưu tầm và bảo tồn giá trị di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu” với tư cách là một trong những mục tiêu chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hố thơng tin. Nội dung chính được xác định như sau: Tổng điều tra, di sản văn hoá phi vật thể ở các tỉnh, thành phố; Sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc ít người, các di sản văn hố phi vật thể tiêu biểu của