Hoạch định chính sách về di sản văn hóa phi vật thể và xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng, hồn thiện pháp luật về di sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 83 - 86)

dựng chương trình, kế hoạch xây dựng, hồn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể

Thực tiễn quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể định hướng chưa chuẩn. Quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và về di sản văn hóa nói riêng chỉ có thể đạt được hiệu quả xã hội khi chúng ta có được phương thức

quản lý, cơng cụ quản lý thích hợp. Trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, chúng ta đang vận hành các công cụ quản lý cơ bản sau đây:

Thứ nhất, công cụ pháp lý là hiến pháp, Luật di sản văn hóa và các văn

bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các văn bản pháp lý là sự cụ thể hóa và pháp điển hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về di sản văn hóa, cịn chúng ta có trách nhiệm thơng qua các hoạt động khoa học và tổ chức làm cho các quy định pháp luật thấm sâu trong nhận thức của cộng đồng và được thực thi nghiêm túc trong đời sống xã hội.

Thứ hai, chương trình quốc gia có mục tiêu về văn hóa trong đó có một

mục tiêu lớn là: bảo tồn, tơn tạo, phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc với 3 loại dự án lớn. Trong đó có Dự án sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu để xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể; hệ thống hóa các di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương; sưu tầm toàn diện di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của một số địa phương và của các dân tộc ít người; nghiên cứu phục dựng và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật truyền thống tiêu biểu; thành lập ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể; đào tạo cán bộ sưu tầm, quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Dự án điều tra, bảo tồn một số làng, bản, bn, phun, sóc (sau đây gọi tắt là làng) tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người… [54]. Chương trình quốc gia có mục tiêu về văn hóa đã xác định rõ mục đích và nhiệm vụ mà các cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa phải có biện pháp tác động tới cộng đồng xã hội và các hoạt động thực tiễn để thực hiện trong những giai đoạn xác định (2011-2015).

Thứ ba, quy hoạch tổng thể kế hoạch hàng năm về bảo tồn di sản văn hóa

để tạo lập cơ sở pháp lý và khoa học cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngày 24-7-2001, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thơng tin (nay là Bộ VHTTDL) đã ban hành Quyết định số 1706/2001/QĐBVHTTDL, phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020”, trong đó đã xác định 4 quan điểm cơ bản cần quán triệt trong các hoạt động liên quan tới di sản văn hóa như sau:

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) phải bảo đảm tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, khơng được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của nó, phải giữ gìn ngun vẹn, khơng làm biến đổi những yếu tố cấu thành di tích, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích. Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan, nhất là các ngành du lịch, giao thơng cơng chính, xây dựng… Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành và địa phương.

Tạo lập sự hài hịa giữa phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa với bảo vệ các di tích, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các cơng trình khơng phù hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích.

Nâng cao vai trị quản lý của nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Huy động tối đa các nguồn lực trong nước và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của tồn xã hội trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở có đủ năng lực quản lý, hướng dẫn và giảm sát các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong thực tiễn xã hội. Cũng có nghĩa là bằng các biện pháp tổ chức (con người và bộ máy tổ chức) cùng cơ chế hoạt động, biến các định chế xã hội, các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Thứ năm, xã hội hóa các hoạt động bảo tồn mơi trường, khơng gian sống

của di sản - một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và cũng là giải pháp tích cực nhằm bảo tồn di sản văn hóa. Về bản chất, đây chính là yêu cầu xử lý thỏa đáng mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng cư dân địa phương trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cũng tức là xử lý hài hịa giữa lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm

xã hội của người thực thi quyền quản lý nhà nước về văn hóa, các nhà khoa học, các tổ chức tư vấn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa với cộng đồng cư dân địa phương. Mục tiêu tổng quát cần đạt được qua bảo tồn di sản văn hóa đã được xác định rất rõ ràng trong Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng được pháp điển hóa trong các điều khoản của Hiến pháp và Luật di sản văn hóa. Vấn đề cịn lại là các cơ quan quản ý nhà nước về di sản văn hóa từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, trong cả nước phải biết khéo vận dụng các công cụ quản lý nêu ở phần trên để tác động tới các khách thể bị quản lý-cộng đồng xã hội cả về mặt tổ chức và hành động, nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w