Là một lĩnh vực mới và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, nên hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể hiện nay đang quá
tản mạn, chưa có sự gắn kết và kết nối. Bản thân cơ quan quản lý nhà nước (Bộ VHTTDL) cũng chưa có sự tập hợp, thống kê các văn bản hiện hành liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Hiện nay, đối với các lĩnh vực do ngành quản lý, mới chỉ quan tâm đến việc chỉ đạo khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì phải đảm bảo tính đồng bộ, liên kết với các quy định liên quan đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Để pháp điển hóa tồn bộ các văn bản hiện nay liên quan đến 7 loại hình văn hóa phi vật thể là chưa được quan tâm đầy đủ. Tại Bộ VHTTDL việc ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể giao cho nhiều bộ phận chức năng khác nhau tham gia quản lý, soạn thảo: Cục Văn hóa cơ sở quản lý về cơng tác lễ hội, Vụ Văn hóa dân tộc chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các văn hóa quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật đối với các dân tộc thiểu số, Tổng Cục Du lịch xây dựng các quy hoạch chiến lược phát triển du lịch trong đó có việc gắn du lịch với việc khai thác, giới thiệu các di sản văn hóa, các truyền thống văn hóa tiêu biểu của Việt Nam... Hay riêng đối với việc bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay do rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, của các cơ quan khác nhau ban hành. Việc hệ thống hóa các văn bản từ Hiến pháp năm 1992, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đến Luật Phổ cập giáo dục tiểu học; Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục, Pháp lệnh Thư viện, các Nghị định của Chính phủ, các Thơng tư, chỉ thị của các bộ, ngành, văn bản quản lý của địa phương... là việc làm cần được triển khai sớm.