Q trình tồn cầu hóa về kinh tế và quốc tế hóa về văn hóa đặt ra vấn đề phải xác định rõ vị trí của văn hóa trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Bài học thực tiễn nhiều thập kỷ qua trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng định: nếu chỉ chú ý thuần túy đến tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua mơi trường văn hóa sẽ dẫn đến tình trạng phát triển khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hóa, làm cho các chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lối sống bị suy thối nghiêm trọng. Vì thế, việc coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển là một xu thế tất yếu bảo đảm sự phát triển bền vững cho mọi quốc gia dân tộc. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã xác định rõ: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là bộ phận hữu cơ của toàn bộ sự nghiệp cách mạng và xây dựng xã hội mới, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ giá trị di sản văn hóa là vinh dự và trách nhiệm bởi vì đó là tài sản q giá cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận di sản văn hóa của nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Chúng ta khơng chỉ bảo vệ mà cịn phải chuyển giao di sản văn hóa cho các thế hệ mai sau. Bước sang thế kỷ 21, cộng đồng quốc tế hơn bao giờ hết đề cao và tơn trọng tính đa dạng của văn hóa, đồng thời tích cực đấu tranh chống lại khuynh hướng đồng nhất, đồng hóa về văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề trọng đại, quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập văn hóa, chúng ta khơng chỉ quan tâm tới bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia về một lãnh thổ và chính trị mà còn phải bằng mọi phương cách bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời tơn trọng bản sắc văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định di sản văn hóa phi vật thể là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia. Nó khơng chỉ có giá trị tinh thần lớn lao mà còn là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Bởi vậy, rất cần được bảo tồn và phát huy bằng sức mạnh và trách nhiệm của từng người dân, của cộng đồng, của cấp ủy Đảng, chính
quyền cơ quan, đồn thể, của các cơ quan thực thi pháp luật; bằng các hoạt động quản lý và nghiệp vụ, bằng cơ chế chính sách tương ứng. Trong mối quan hệ trực tiếp với kinh tế, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể được xác định bởi chính cộng đồng nơi nó tồn tại quyết định xem những biểu đạt này có phải là một phần của di sản của mình hay khơng và có giá trị hay khơng. Giá trị xã hội của di sản văn hóa có thể có hoặc khơng chuyển thành giá trị thương mại. Giá trị kinh tế của di sản văn hóa phi vật thể đối với một cộng đồng cụ thể gồm hai phần: các tri thức và kỹ năng được truyền đạt trong nội bộ một cộng đồng nào đó và sản phẩm được tạo ra từ các tri thức, kỹ năng đó. Ví dụ về giá trị kinh tế trực tiếp của di sản có thể nằm trong việc cộng đồng bản địa sử dụng các liệu pháp truyền thống thay vì mua những loại thuốc có bằng sáng chế, việc khai thác thương mại đối với các sản phẩm. Di sản văn hóa phi vật thể khơng chỉ có giá trị kinh tế trực tiếp từ việc bán được các sản phẩm của nó cho cộng đồng địa phương cũng như khách hàng từ cộng đồng khác hay khách du lịch. Với vai trò quan trọng trong việc tạo cho cộng đồng một ý thức về bản sắc và sự kế tục, nó cịn tăng cường sự gắn kết xã hội, một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình phát triển. Giá trị gián tiếp này của di sản văn hóa phi vật thể có được là nhờ những tri thức truyền lại, thường qua các kênh phi chính thức, nhờ ảnh hưởng của những di sản đó đối với các lĩnh vực kinh tế và nhờ khả năng ngăn chặn và giải quyết xung đột vốn bị coi là trở ngại lớn đối với phát triển. Nếu một lễ hội vốn hàng năm thu hút được nhiều du khách ngoài cộng đồng mà năm nay lại khơng tổ chức thì thiệt hại sẽ là bao nhiêu? Cần đầu tư bao nhiêu để truyền dạy cho cộng đồng các tri thức và kỹ năng giúp họ có thể tham gia tổ chức và thực hành lễ hội? Thiệt hại thế nào nếu hệ thống quản lý đất đai và nguồn nước truyền thống bị làm méo mó, biến dạng bởi các hệ thống thị trường chỉ tập trung vào cái lợi trước mắt.
Di sản văn hóa là nguồn lực của sự phát triển kinh tế-xã hội bởi trước hết, đặc trưng, cốt lõi của di sản văn hóa là giá trị. Mà, giá trị văn hóa là cái vơ hình, phi vật thể, nó chỉ phát huy tác dụng khi được tiềm nhập vào con
người, để định hướng và điều phối các hoạt động sáng tạo của con người và thực sự trở thành nguồn lực của phát triển kinh tế-xã hội. Nói cách khác, giá trị văn hóa với tư cách là một nguồn lực phát triển, chính là nguồn lực con người. Nguồn lực này là cái không dễ định lượng được như định lượng các nguồn lực khác của sự phát triển kinh tế. Di sản văn hóa phi vật thể sở dĩ là nguồn lực phi vật thể của sự phát triển kinh tế - xã hội cịn bởi, cùng với giá trị văn hóa, di sản văn hóa cịn hàm chứa giá trị kinh tế. Thơng qua tác động của con người, với q trình cơng nghệ của mình, giá trị kinh tế của văn hóa, vốn tiềm ẩn trong các di sản, được xuất lộ và phát huy tác dụng. Chẳng hạn, với các di tích lịch sử văn hóa, nhờ được bảo tồn, tơn tạo trong một quy hoạch tổng thể, gắn kết giữa di sản văn hóa và du lịch mà trở thành hàng hóa, thậm chí, là hàng hóa có giá trị kinh tế đặc biệt. Nguồn lợi kinh tế thu được hàng năm qua hoạt động văn hóa, du lịch tại các di sản như Cố Đô Huế, Tây Nguyên, Đền Hùng-Phú Thọ, Đô thị cổ Hội An đạt mức hàng trăm tỉ đồng, là những ví dụ tiêu biểu. Các làn điệu dân ca, khi được vật thể hóa nhờ các băng hình, đĩa nhạc; các bí quyết nghề nghiệp và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công Việt Nam được thể hiện và phát huy trong việc sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ trở thành hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao [14, tr.67 - 69].
Từ nhận thức đó, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức quan tâm tới sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nhờ đó, đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chúng ta có thể khẳng định rằng, văn hóa Việt Nam là sự thể hiện sinh động sức sống của dân tộc Việt Nam, nguồn lực quan trọng đưa tới sự phát triển bền vững của đất nước. Nguồn lực này ln tiềm ẩn trong văn hóa truyền thống. Do vậy, di sản văn hóa dân tộc, là cái gốc, là chất nuôi dưỡng sự phát triển của đất nước, là chất keo gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, đưa di sản văn hóa dân tộc thực sự trở thành nguồn lực
phát kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.