hợp lý, thống nhất, cụ thể
Thứ nhất, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chưa đưa ra được khái
niệm di sản văn hóa phi vật thể một cách cụ thể, rõ ràng. So với Luật di sản văn hóa phi vật thể năm 2001, Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có sự thay đổi căn bản trong việc đưa ra khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên cách xác định này cũng còn nhiều điều cần xem xét.
Việc phân loại mới chỉ mang tính tương đối. Thực tế cho thấy trong 5 lĩnh vực di sản văn hóa phi vật theo theo phân loại của Cơng ước UNESCO 2003 hay 7 loại hình di sản văn hóa theo Luật di sản văn hóa của Việt Nam, khơng phải di sản văn hóa phi vật thể nào cũng chỉ hạn chế trong một lĩnh vực độc nhất nên các quy định liên quan đến vấn đề kiểm kê, quản lý rất khó khăn. Ví dụ,
lên đồng là một biểu hiện tổng hợp của nhạc, múa, những lời khấn và câu hát,
những đồ vật thiêng, trang phục, nghi thức và lễ, kiến thức về con người, về tự nhiên và về vũ trụ. Hoặc khi nghiên cứu lễ hội, chúng ta thấy sự có mặt của nhiều lĩnh vực: nghệ thuật trình diễn (hát, múa, kịch), phong tục và tín ngưỡng, truyền thống, truyền khẩu, nghề thủ công, thể thao và giải trí... Mặt khác như phân tích ở trên thì di sản văn hóa phi vật thể và vật thể là một thể thống nhất không tách rời được chúng liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực quản lý của các bộ ngành khác nên cịn nhiều bất cập (ví dụ: mối liên hệ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Bộ Xây dựng trong việc tơn tạo, trùng tu di tích, quy hoạch xây dựng…). Việc phân loại và tính xác định hoạt động của tổ chức bộ máy bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cịn có sự lúng túng, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồn thể có liên quan. Tình trạng này có nhiều ngun nhân, trong đó có sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trị, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể; năng lực, kinh nghiệm và hệ thống thực thi pháp luật còn hạn chế; pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể vẫn cịn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn.
Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung năm 2009 và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP đã định nghĩa và đưa ra 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, ngay đến khi ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL các khái niệm định nghĩa vẫn chung chung, không cụ thể như: khái niệm lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống… để thuận tiện cho việc nhận diện các loại hình di sản nói trên.
Về các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể cũng cịn là khái niệm tương đối trừu tượng, khó quy định theo cách định tính hay định lượng
cụ thể. Về tiêu chí để xác định di sản văn hóa phi vật thể đó là khơng ngừng được tái tạo. Tiêu chí này đã thể hiện rõ đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể là di sản “sống”, gắn liền với đời sống của cộng đồng, hiện hữu không chỉ ở quá khứ mà cả trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng nghĩa của “tái tạo”, giới hạn của sự tái tạo ấy đến đâu? Về tiêu chí di sản văn hóa phi vật thể phải được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên chuyển giao qua bao nhiêu thế hệ thì sẽ được coi là phù hợp với tiêu chí này. Như chúng ta cũng biết sự xác định tiêu chí chuyển giao qua các thế hệ phần lớn được nghiên cứu dựa trên ký ức của những nghệ nhân, những người lưu giữ và truyền tải di sản, do đó nó cũng chỉ có tính chất tương đối bởi trí nhớ con người khơng phải bao giờ cũng chính xác.
Trên thực tế, việc nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể là khá khó khăn (đặc biệt là lễ hội). Theo thống kê, chúng ta có khoảng 500 nghìn lễ hội lớn nhỏ trải dài từ Bắc đến Nam. Việc phân biệt lễ hội truyền thống khác lễ hội hiện đại hiện đã được các nhà khoa học, nhà quản lý xác định rõ. Chỉ có các lễ hội truyền thống mới được coi là di sản văn hóa phi vật thể. Để tìm ra những lễ hội truyền thống đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải đáp ứng tiêu chí về giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc. Các tiêu chí này cần được xây dựng dựa trên những yếu tố cụ thể nào để có thể thấy được sự khác biệt nổi trội, có giá trị đặc biệt của lễ hội đó so với các lễ hội khác là điều không đơn giản.
Thứ hai, quan điểm về phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa
được nhận thức thống nhất.
Việc phục dựng lại các lễ hội đang đặt ra vấn đề lớn không chỉ cho nhà khoa học mà cả đối với các cơ quan quản lý các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Phục hồi như thế nào, trên nguyên tắc tiêu chí nào cho các loại hình văn hóa phi vật thể có tính trừu tượng cao và khó xác định tính chuẩn gốc.
Tháng 7 năm 2009, tỉnh Hà Nam đã thực hiện dự án nâng cấp lễ hội đền Lảnh Giang (huyện Duy Tiên). Lễ hội được phục dựng theo hướng bên cạnh những yếu tố truyền thống cịn có thêm các yếu tố mới của nghệ thuật biểu diễn đương đại như âm thanh, hiệu ứng, kỹ thuật. Sự kiện này cũng như việc phục dựng Lễ hội Tịch điền đầu xuân hay vấn đề trang phục của những người tham gia hội Gióng hàng năm, việc tổ chức màn đồng ca Quan họ khổng lồ tại Bắc Ninh để tham gia xây dựng kỷ lục Guinnes Việt Nam cho vùng quan họ vừa qua đã nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng đó là lai căng, làm mất đi tính chất truyền thống của lễ hội. Tuy nhiên, ban tổ chức lễ hội thì cho rằng việc tái hiện lễ hội Lảnh Giang trong một hình thức mới hơn và đầy đủ hơn là một hướng thử nghiệm phục hồi và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Trao đổi với báo chí về những băn khoăn trong trang phục của những người tham gia hội Gióng, TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa chia sẻ: trang phục cho các nhân vật tham gia hội Gióng phải trên cơ sở nghiên cứu của các nhà văn hóa. Hiện nay, chẳng thà để người dân mặc trang phục như họ vẫn mặc hằng năm (kể cả trên áo lễ, dưới quần bò) còn hơn nghĩ ra một bộ trang phục chẳng liên quan đến lễ hội thực tế và bắt họ mặc. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định nếu các nhà văn hóa có thể phục dựng trang phục mà người dân thời xưa mặc thì đó là một việc rất tốt.
Những ví dụ này đã cho thấy quan điểm phát huy di sản văn hóa phi vật thể chưa được nhận thức một cách thống nhất. Luật di sản văn hóa hiện nay chưa đưa ra một định hướng chung cho việc phát huy di sản văn hóa phi vật thể: phát huy theo nguyên tắc nào, theo cách thức nào để di sản vừa có sức sống bền vững vừa giữ được những giá trị cơ bản. Các quy định của pháp luật mới chỉ đưa ra giới hạn phát triển di sản văn hóa phi vật thể ở việc không được hủy hoại và làm giảm giá trị của loại hình di sản văn hóa này. Các hành vi gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị của di sản văn hóa phi vật thể được quy định cụ thể tại khoản 2, điều 4 của Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Dưới góc độ lý luận, di sản văn hóa phi vật thể được coi là “di sản sống” bởi chúng không ngừng được tái tạo để thích nghi với xã hội. Việc tái tạo hay phát huy di sản văn hóa xuất phát từ nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng của chủ thể văn hóa và cộng đồng dân cư. Thích nghi với xã hội hay phù hợp với cuộc sống là mục đích của việc phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nếu từ ý chí tự nguyện của cộng đồng dân cư vì mục đích, nhu cầu của cộng đồng thì nên khuyến khích họ phát huy. Tuy nhiên, cần lưu ý, phát huy là một q trình, có chọn lọc, các yếu tố mới được đưa vào phải mang tính bền vững.
Thứ ba, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cịn có một số quy định
chung chung, chưa cụ thể.
Quy định của pháp luật về một số vấn đề liên quan đến di sản phi vật thể còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến sự vướng mắc khi áp dụng như:
Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan. Theo quy định tại khoản 3, điều 55, Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi năm 2009, Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hố. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này. Cũng tương tự như vậy khoản 3, điều 24, Luật di sản văn hóa quy định Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể vấn đề này. Dẫn đến tình trạng khi có sự việc xảy ra rất khó xác định trách nhiệm thuộc về cơ quan nào.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP chỉ ra những hành vi được coi là “gây nguy cơ hủy hoại và làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể” (Điều 4) trong đó có “tùy tiện đưa những yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị di sản” (Khoản 2, điều 4). Tuy nhiên Nghị định không quy định chủ thể nào sẽ là người đánh giá hành vi làm giảm giá trị của di sản. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, bởi cộng đồng là chủ thể có quyền quyết định đến sự tồn tại, thay
đổi của di sản văn hóa phi vật thể. Cơ quan quản lý khó có thể can thiệp dựa trên sự đánh giá của chính họ về việc các yếu tố đã làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó, việc điều 26, Luật di sản văn hóa năm 2001 quy định khuyến khích, động viên, tơn vinh các nghệ nhân có tài năng xuất sắc, có cơng bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, Luật lại chưa quy định cụ thể áp dụng việc tôn vinh vào khi nào và như thế nào cho phù hợp, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc tôn vinh này. Các quy định danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” chỉ phong tặng cho các “cá nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển
ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ truyền thống”, không điều chỉnh tới các cá
nhân có cơng đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở các lĩnh vực khác.
Thứ tư, thiếu quy định để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi
vật thể.
Pháp luật chưa mạnh dạn trao quyền và hỗ trợ người dân để họ xác định bản sắc của mình, giúp người dân nhận ra những giá trị văn hóa họ đang có, giá trị văn hóa họ cần bảo vệ, tìm ra được những tiềm năng có thể phát huy được từ chính các di sản văn hóa đó, giúp họ có thể biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển. Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể hiện hành chưa có quy định về giáo dục bảo vệ di sản, đây là nhiệm vụ của các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các bảo tàng. Sự phát triển kinh tế xã hội, thương mại hóa di sản văn hóa, tồn cầu hóa và hội nhập văn hóa là các yếu tố tác động đến việc bảo tồn các di sản văn hóa, sự bền vững của văn hóa bản địa, du lịch hóa các di sản làm tổn thương các di sản nhạy cảm. Vì vậy cần có các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ các hoạt động nói trên. Theo Luật di sản văn hóa, một trong những chức năng của bảo tàng là bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Có nghĩa các bảo tàng ở địa phương cần tổ chức các hoạt động khoa học và các loại dịch vụ giới thiệu di
sản văn hóa phi vật thể của địa phương, của toàn quốc. Đây cũng là vấn đề mới chỉ quy định ở mức chung chung, chưa cụ thể và khó khả thi trên thực tế.
Thứ năm, thiếu cơ sở xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn
hóa phi vật thể.
Quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung của di sản văn hóa phi vật thể, đã được đề cập trong chính sách về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Theo đó bản quyền của các cộng đồng đã sản sinh và lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể phải được tơn trọng. Tổ chức này cũng thừa nhận xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể là điều khơng dễ dàng bởi di sản văn hóa phi vật thể khơng do một cá nhân sáng tạo nên mà đó là sản phẩm của cả cộng đồng. Tranh chấp quyền sở hữu di sản văn hóa khơng chỉ diễn ra giữa các dân tộc mà cịn giữa các dân tộc thiểu số và giữa các nhóm dân tộc thiểu số với chính phủ [57]. Ở Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005-sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhưng quyền sở hữu đối với di sản văn hóa phi vật thể chưa được đề cập một cách đầy đủ và toàn diện. Luật mới chỉ đưa ra quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Theo quy định tại điều 23, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Vấn đề đặt ra ở đây hầu hết các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo của một cộng đồng, lúc ấy quyền tác giả sẽ thuộc về cộng đồng nào. Có thể lấy ví dụ với dân ca quan họ Bắc Ninh. Chủ nhân Dân ca quan họ Bắc Ninh là cộng đồng cư dân người Việt cư trú phần đông ở hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang hiện nay và rải rác 13 tỉnh thành trên cả nước. Như vậy địa danh Bắc Ninh trong dân ca quan họ Bắc Ninh không phải chỉ chủ thể sở hữu dân ca quan họ là tỉnh Bắc Ninh như một số người vẫn hiểu. Vấn đề quyền sở hữu tác giả lúc này sẽ khó biết được sẽ trao cho cộng đồng nào. Nhìn sâu rộng ra đối với di sản văn hóa phi vật thể, quyền sở
hữu tác giả là một quyền quan trọng để tránh việc sử dụng di sản vào mục đích xấu và góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng.
Thứ sáu, còn thiếu một số văn bản dưới luật để điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể hiện nay là Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di