Pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể chưa bảo đảm tính đồng bộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 57 - 63)

Các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể mới được ban hành và có hiệu lực sau này nên về cơ bản các quy định khơng có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Các vấn đề bất cập chủ yếu là sự mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản đã ban hành trước đó và sự rời rạc, khơng có sự liên kết giữa các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Một số vấn đề nổi cộm hiện nay:

* Sự chồng chéo trong xác định thẩm quyền và ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện các quy định về quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Nguyện vọng của các nghệ nhân và mong mỏi của xã hội về một chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để nghệ nhân và những người có tâm huyết gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại là điều hết sức chính đáng. Luật di sản văn hóa được Quốc hội ban hành năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009; Luật thi đua khen thưởng được Quốc hội ban hành năm 2003, được sửa đổi bổ sung năm 2005 cùng với hàng loạt văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành cho thấy sự quan tâm cũng như những nỗ lực và chuyển biến trong nhận thức và hành động của tồn bộ hệ thống chính trị và của nhân dân trong vấn đề bảo vệ di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và chính sách đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc nắm giữ và có cơng bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Sau khi Luật di sản văn hóa 2001 được ban hành, Bộ VHTTDL đã tiến hành một số dự án nghiên cứu, thí điểm nhằm xây dựng “Hệ thống báu vật nhân văn sống” theo quy định của Luật Di sản văn hóa và khuyến nghị đối với nghệ nhân. Tuy nhiên, khi triển khai, một số bất cập về cơ sở pháp lý đã nảy sinh. Cụ thể là:

Những quy định về đối tượng nghệ nhân trong Luật thi đua khen thưởng năm 2003; sửa đổi bổ sung năm 2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành chỉ áp dụng với nghệ nhân thuộc lĩnh vực nghề thủ cơng truyền thống. Do di sản văn hóa phi vật thể là một lĩnh vực mới mẻ, đối với cả thế giới, nên nhận thức về nó khi đó chưa được đầy đủ. Căn cứ các quy định Luật Thi đua khen

thưởng, năm 2011 Bộ Công thương đã tổ chức xét chọn, đề nghị Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hơn 20 nghệ nhân tiêu biểu thuộc nhiều ngành, nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống đã được trao tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”. Đến nay, Bộ Công thương vẫn đang triển khai theo Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11-01-2007 của Bộ Công nghiệp.

Tiếp thu tinh thần của Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, Luật sửa đổi bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2009, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được điều chỉnh và phân thành 07 loại hình, mà nghề thủ cơng truyền thống là một trong 07 loại hình đó. Do vậy, đã có phương án Bộ Cơng thương tiếp tục tổ chức việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, Nghệ nhân ưu tú” thuộc các ngành nghề thủ công truyền thống, Bộ VHTTDL tổ chức xét chọn 06 loại hình cịn lại. Thời gian qua, Bộ VHTTDL đã phối hợp và xây dựng xong dự thảo Thơng tư quy định tiêu chuẩn, quy trình thủ tục và hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo cách này thì vấn đề bất cập nói trên chưa được giải quyết triệt để vì sẽ tồn tại 02 Hội đồng xét chọn trong một vấn đề phong tặng danh hiệu nghệ nhân, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Để thống nhất việc xét tặng, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27-4-2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng “Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng thương

soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú” (khoản 2, Điều 64). Đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi đua

khen thưởng hiện nay cũng đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và tập trung vào một số vấn đề khác liên quan đặc biệt mức tiền thưởng.

* Thiếu sự kết nối giữa pháp luật về các loại hình di sản văn hóa phi

vật thể với nhau, đồng thời với các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể

Hiện, chưa có sự tập hợp chính thức các văn bản pháp luật hiện hành, các chủ trương chính sách đối với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nên chưa có sự đánh giá được một cách tồn, diện chính xác sự chồng chéo hay mẫu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Ví dụ, về cơ bản các văn bản pháp luật điều chỉnh về các loại hình di sản văn hóa hiện nay do Bộ VHTTDL chủ trì soạn thảo, tuy nhiên sự tham gia vào hệ thống các văn bản quản lý của Ủy ban Dân tộc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định chế độ chính sách đối với tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số là rất hạn chế, khơng muốn nói là chưa có. Khi soạn thảo các chính sách dân tộc và phát triển đối với các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số, các bộ, ngành đều chỉ chú trọng vấn đề quản lý của mình mà quên đi cái nền cơ bản đó chính là phơng văn hóa của dân tộc đó.

Chưa có sự kết nối giữa khai thác du lịch (kinh tế) và bảo tồn phát huy để di sản thế giới phục vụ tốt hơn cho sự phát triển, như việc cho phép khai thác, phục dựng các lễ hội truyền thống, trình diễn dân gian trong các điểm du lịch như thế nào, điển hình như việc sử dụng khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun - một nghi lễ tín ngưỡng trong việc đưa thành mục tiêu chiến lược phát triển du lịch mà khơng có sự tư vấn của các chuyên gia văn hóa…

Trong lĩnh vực quản lý biểu diễn nghệ thuật, chưa có quy định pháp luật nào xác định rõ ràng và rành mạch giữa các vấn đề về quản lý, tổ chức biểu diễn, chế độ chính sách… giữa biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với biểu diễn nghệ thuật của cộng đồng. Việc đưa các loại hình văn hóa dân gian lên sân khấu, tổ chức các liên hoan nghệ thuật đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống đang “chuyên nghiệp hóa”, “sân khấu hóa” di sản, xóa đi một số tính chất quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể đó là “sự giao hịa” với con người và môi trường xung quanh, mất đi cái tính “ngun gốc” của di sản…

Cịn nhiều quy định mâu thuẫn chồng chéo giữa quy định pháp luật về xây dựng với các quy định về tu bổ phục hồi các di tích, đền, đình, chùa, khơng gian thiên nhiên, cảnh quan môi trường… là những môi trường sống, mơi trường thực hành và trình diễn của di sản văn hóa phi vật thể.

* Mâu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với các quy

định về cơng tác quản lý lễ hội, tín ngưỡng và xử phạt vi phạm hành chính

Sự mâu thuẫn này thể hiện rõ nét trong việc Nhà nước ban hành các quyết định quản lý như sau:

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa (ban hành theo Nghị định 75/NĐ-CP, ngày 12-7-2010 của Chính phủ) (sau đây gọi là Nghị định 75) có nhiều điểm mâu thuẫn với các quy định trong việc bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống. Điển hình, việc đốt mã trong hoạt động lễ hội tín ngưỡng dân gian là một phần hoạt động văn hóa, một phần nghi lễ của lễ hội. Tuy nhiên điểm c, Khoản 1, Điều 18, Mục 3, Nghị định 75 quy định: Đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi cơng

cộng khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đến 1.000.000 đồng. Hình

phạt bổ sung là buộc khắc phục ô nhiễm môi trường, cảnh quan. Điều 42 và 43 của Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp và cơ quan thanh tra chuyên ngành. Trong khi đó, với lễ hội truyền thống việc đốt mã là một phần quan trọng không thể thiếu làm nên “linh hồn” của lễ hội như việc đốt mã “ông Ngựa” trong lễ hội Đền Gióng (đã được UNESCO cơng nhận); đốt “Pháo” trong lễ hội Ơng Đùng…

Việc khơng cho tổ chức lên đồng tại nơi công cộng với quy định phạt 2 triệu đồng đối với hành vi này (Nghị định 75) đã mâu thuẫn với việc bảo tồn, phục dựng những nghi lễ trong tín ngưỡng đạo Mẫu. Thực tế cho thấy quy định này là khơng khả thi vì nhiều lý do, trong đó, với một giá đồng lên tới 25 triệu đồng thì người thực hành lễ sẵn sàng nộp phạt 2 triệu đồng để được thực hành lễ. Điều này cũng chứng tỏ sức sống di sản rất mạnh mẽ và với những quy định

pháp luật khơng phù hợp thì sẽ khơng hiệu quả, thậm chí tạo những phản ứng “ngược” trong cộng đồng, ảnh hưởng đến uy tín của pháp luật, của nhà nước.

Các văn bản pháp luật thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội có nhiều mâu thuẫn, đi ngược lại với bản chất của di sản văn hóa phi vật thể, trừ các vấn đề liên quan đến “hủ tục”, “mê tín”, các quy định áp đặt về thời gian tiến hành, trang phục tham gia, quyền của chủ thể được làm gì, khơng làm gì, thủ tục hành chính (xin phép)… đã làm mất đi những vẻ đẹp, sự linh thiêng trong mỗi tập tục, nghi lễ, nghi thức của sự kiện.

* Sự chồng chéo trong thẩm quyền làm hồ sơ trình Thủ tướng Chính

phủ đề nghị UNESCO cơng nhận là di sản thế giới

Sự mâu thuẫn này chủ yếu và rõ nét trong quy định của Luật di sản văn hóa về thẩm quyền của Bộ VHTTDL với quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban UNESCO Việt Nam. Luật quy định việc lập hồ sơ đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề nghị UNESCO cơng nhận là di sản thế giới phải qua Bộ VHTTDL thẩm định, tuy nhiên một vài trường hợp, quy trình này khơng được tuân thủ. Đơn cử việc Ủy ban UNESCO Việt Nam trực tiếp phối hợp hoặc làm thay Cục Văn thư-Lưu trữ gửi hồ sơ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị ký văn bản gửi UNESCO cơng nhận Mộc bản triều Nguyễn được coi là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới mà khơng thơng qua Bộ VHTTDL.

* Sự chồng chéo trong cơng tác quản lý di sản văn hố phi vật thể

Hiện nay, Luật và Nghị định đã đưa ra các điều luật quy định một cách rõ ràng về các nội dung của khái niệm di sản văn hóa phi vật thể. Song các quy định mới chỉ dừng ở định nghĩa, chung chung mà chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc quản lý còn tản mát ở các ban, bộ ngành. Cụ thể: di sản tư liệu do Cục Lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Nội vụ quản lý; tiếng nói, chữ viết dân tộc hiện Bộ Giáo dục và Ủy ban dân tộc quản lý.

Chưa có sự thống nhất liên kết phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ví dụ như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Sự phân cấp trong công tác quản lý giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng. Do khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời quy định trong các văn bản chun ngành sẽ khơng có điều khoản quy định về quản lý nhà nước mà chức năng quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản luật về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nên khó xác định trách nhiệm từng lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể. Mặt khác, Bộ VHTTDL thời gian này gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân cấp với địa phương và tổ chức mơ hình quản lý di sản văn hóa ở địa phương. Cho đến nay, mơ hình quản lý này vẫn chưa thống nhất, có địa phương do phịng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể hoặc phịng Nghiệp vụ văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, nhưng có địa phương lại giao Ban quản lý di tích hoặc Bảo tàng tỉnh quản lý; như: Trung tâm bảo tồn di tích cố đơ Huế thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm quản lý di sản văn hóa Hội An lại thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w