Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 100 - 107)

sản văn hố phi vật thể

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa thực chất là xã hội hóa quyền tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa theo hướng đa dạng hóa chủ thể quản lý nhằm thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa theo đúng pháp luật. Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là vận động các tổ chức xã hội và nhân dân, là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân với các cơ quan nhà nước, là nguồn mở rộng đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Như vậy, xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa khơng chỉ thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn xã hội trong lĩnh vực này mà cịn là nhân tố thúc đẩy q trình biến đổi về chất, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng cao kiến thức của nhân dân trong tình hình mới. Chính vì vậy, đối với các hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, xã hội hóa khơng chỉ là vấn đề trước mắt, khơng phải là biện pháp tình thế chia sẻ sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, mà còn là nhiệm vụ lâu dài bởi. Xã hội hóa khơng có nghĩa là giảm nhẹ vai trị và trách nhiệm của nhà nước, giảm bớt nguồn ngân sách nhà nước trái lại cần nâng cao vai trò của nhà nước trong việc định hướng, chỉ đạo và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động này. Nhà nước tỏ rõ sức mạnh của mình trong việc quản lý, điều tiết, định hướng và phát huy vai trò của các cộng đồng, tổ chức phi nhà nước và tư nhân trong hoạt động xã hội hóa [9, tr.12].

Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận của xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở Việt Nam, sự nghiệp này có vị trí, vai trị và hiệu quả thực tiễn rất đặc biệt. Trước hết là cần tăng cường và đổi mới quản lý Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ, điều hành thống nhất, có hiệu quả và khuyến khích việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư và hoạt động cho việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Thực hiện xã hội hóa là nhằm đưa di sản văn hóa phi vật thể tới công chúng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận, hưởng thụ văn hóa để từ đó quần chúng nhân dân sẽ chính là lực lượng sáng tạo ra những giá trị mới của văn hóa. Khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa như tham gia trưng bày, tài trợ cho các hoạt động của di sản văn hóa. Muốn làm tốt vấn đề này Nhà nước cần tăng cường quản lý và tạo hành lang pháp lý để làm căn cứ cụ thể cho hoạt động xã hội hóa nói trên.

Nhà nước cần tăng đầu tư ngân sách cho các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trọng điểm chứ khơng nên khốn trắng cho các địa phương, cho dân và có cơ chế chính sách cụ thể, hạng mục nào Nhà nước đầu tư còn hạng mục nào địa phương và nhân dân đóng góp để tránh tình trạng nhân dân trơng chờ, ỷ lại Nhà nước dẫn đến tình trạng di sản bị mai một, phát triển lạc hướng, thất lạc hoặc kinh tế hóa.

Gắn hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể với các hoạt động văn hóa khác, với các ngành kinh tế và các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội; gắn kết giữa khả năng phát triển và nhu cầu một cách hợp lý, đồng đều và phát huy tác dụng tốt. Phát huy triệt để khả năng còn tiềm ẩn trong nhân dân cả về vật chất, cả về trí tuệ và về sự tích lũy vốn hiểu biết của rất nhiều thế hệ trong các dòng họ, các bản làng và các khu vực cộng đồng. Bên cạnh việc xây dựng chính sách tơn vinh nghệ nhân, cần xây dựng cơ chế, chính sách cho việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, khuyến khích huy động cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; cụ thể như: bổ sung các quy định về hỗ trợ, giảm hoặc miễn thuế vào nội dung của các Luật thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế kinh doanh dịch vụ…)

Thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nắm vững khả năng, trình độ và nhu cầu của nhân dân để giúp sức cho

việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành có hiệu quả, tránh được tình trạng chồng chéo, thậm chí gây cản trở cho sự phát triển lẫn nhau. Trong di sản văn hóa phi vật thể vai trị của cộng đồng là rất quan trọng, chính vì vậy mà cần phải đề cao hơn bao giờ hết; nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của họ cần được tơn trọng và đáp ứng một cách thỏa đáng. Phải đa dạng hóa các mặt hoạt động để đưa di sản đến với cộng đồng, khuyến khích họ tham gia với tư cách vừa là chủ sở hữu, chủ thể sáng tạo, đồng thời vừa là người gìn giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa. Đây mới là vấn đề cốt lõi, mặt bản chất của nội dung xã hội hóa. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vậ thể chỉ là mặt thứ hai, có ý nghĩa bổ trợ nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp mà thôi.

Trong nguồn lực xã hội thì thái độ ứng xử và nhận thức xã hội về vai trò và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại mới là yếu tố quyết định nhất từ cấp vĩ mô đến vi mô. Nhận thức đúng dẫn đến hành vi ứng xử đúng đắn, có văn hóa; nhận thức lệch lạc sẽ dẫn đến hành động sai phạm pháp luật. Các cấp quản lý nhà nước mà nhận thức sai lầm sẽ là lực cản đáng kể trong q trình thực hiện xã hội hóa.

Đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiềm năng trí tuệ là cái chúng ta cần nhất để thực hiện xã hội hóa, song mới đến sự đóng góp vật chất (cơng sức, tiền, của…). Để thu hút được trí tuệ, nhân lực, tài chính của nhiều tầng lớp cư dân trong xã hội, rất cần xây dựng và triển khai các dự án liên ngành. Ví dụ, trong Dự án “xây dựng phương pháp đưa di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội vào nội dung bài giảng một số môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở ”, Cục Di sản văn hóa Bộ VHTTDL đã thu hút được sự hợp tác của Ban chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học, với nguồn nhân lực đa dạng từ các phịng giáo dục, thầy cơ giáo, học sinh các trường phổ thông trung học, cộng đồng cư dân nơi có di sản văn hóa phi vật thể.

Tóm lại, muốn mở rộng xã hội hóa, cần tăng cường cơng tác quản lý nhà nước, tạo cơ chế thơng thống nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Ngược lại muốn thu hút được nhiều nguồn lực xã hội thì các hoạt động văn hóa phải hướng tới cộng đồng, đáp ứng nhu cầu hưởng thu văn hóa lành mạnh và lợi ích tồn diện của cộng đồng cư dân địa phương. Xã hội hóa hoạt động văn hóa cũng tức là thực hành dân chủ ở cơ sở theo hướng: lắng nghe dân, gần dân, sát với dân, phục vụ dân. Khi tiến hành xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cần lưu ý là: Tiềm năng xã hội dù lớn đến đâu cũng khơng thể thay thế vai trị quản lý và sự đầu tư thỏa đáng của Nhà nước cho các hoạt động di sản văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói riêng nói riêng. Cho nên muốn mở rộng xã hội hóa thì phải tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước, tạo cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi khuyến khích người dân tự giác tham gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ban hành pháp luật là thể hiện cam kết của nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Pháp luật hoàn thiện sẽ cho phép phát huy tối đa các nguồn lực vào quản lý và phát huy di sản văn hóa phi vật thể tốt nhất đáp ứng yêu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Q trình hồn thiện pháp luật về di săn văn hóa phi vật thể được chỉ đạo bởi các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên. Đây là những định hướng lớn cho các hoạt động khác nhau của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cùng đến mục đích làm cho pháp luật hồn thiện, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Mỗi giải pháp như thực hiện rà sốt văn hóa quy phạm pháp luật, ban hành các luật để tạo cơ sở pháp lý cao, ổn định; sửa đổi bổ sung các quy phạm pháp luật có hạn chế. Bên cạnh đó các giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể phải

được chú trọng vì thơng qua việc thực hiện pháp luật mới phát huy ưu thế, sức mạnh của mình trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mỗi giải pháp có cách thức và phạm vi tác động khác nhau, nên để hoàn thiện pháp luật phải thực hiện tổng thể các giải pháp trong xây dựng pháp luật và cả trong thực hiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

KẾT LUẬN

Di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng là kết tinh thành quả hàng ngàn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển, giáo dục, điều chỉnh hành vi con người, là nguồn hấp hẫn về tiềm năng du lịch. Di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Trong thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn của Đảng, di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm và phát huy, góp phần vào những thắng lợi to lớn của dân tộc. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Chính sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của tầng lớp dân cư, q trình dân chủ hóa xã hội…là yếu tố làm thay đổi đời sống văn hóa dân tộc. Hơn nữa trước thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức, quần chúng có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, mất lập trường tư tưởng ngày càng phổ biến địi hỏi chúng ta cần phải có những giải pháp nhằm ngăn chặn những biểu hiện nói trên. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII. Nghị quyết đã chỉ rõ tiên tiến là yêu nước mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

Để đáp ứng quyền lợi chính đáng của nhân dân và phát triển đất nước về mọi mặt Đảng ta đã coi việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là một vấn đề quan trọng và mang tính chiến lược nên cần xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập hiện nay và các hoạch định chiến lược về di sản văn hóa cho tương lai. Hồn thiện pháp luật về nhận diện di sản văn hóa phi vật thể, các quy định về biện pháp bảo vệ, sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế theo hướng phù hợp với lý luận và thực tiễn. Đây là một trong những cách thức hiệu quả tác động đến quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay.

Trong luận văn của mình, tác giả đã cố gắng vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng và quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa để có cách tiếp cận phù hợp với đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua khảo sát, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích…để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó dựa vào các quan điểm, nhận thức mới về di sản văn hóa để trên cơ sở khoa học và thực tiễn tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập.

Xuất phát từ nhu cầu khách quan đó, luận văn “Hồn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt nam” đã đưa ra được một số kết

- Luận văn đã nêu yêu cầu khách quan về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian tới.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay, tính tương quan với các quy định của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và căn cứ vào các chủ trương, chính sách, mục tiêu và u cầu cần có các giải pháp hồn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng địi hỏi cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, tìm tịi sâu và có thời gian, tuy nhiên do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên kết quả nghiên cứu của luận văn cịn có những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w