Quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy d

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 97 - 98)

công chức, viên chức, cá nhân trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Mọi cơ chế, chính sách muốn đạt tới mục tiêu cuối cùng đều phải cần có con người tổ chức thực hiện. Vì thế đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đang trở thành nhu cầu cấp bách của ngành.

Hiện ta chưa có các chuyên đề chuyên biệt đào tạo kiến thức cơ bản về văn hóa phi vật thể, kiến thức về văn hóa phi vật thể. Muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chúng ta nên tập trung vào hai trường đào tạo lớn của ngành đó là Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với những giải pháp cụ thể sau: mở thêm các chuyên khoa hoặc môn học giảng dạy cho cán bộ chuyên ngành bảo tồn bảo tàng, quản lý văn hóa, văn hóa dân tộc ở Trường Đại học Văn hóa: Quan tâm đến chất lượng đầu vào, nội dung đào tạo là các học phần chuyên sâu, đầu ra là những cán bộ giỏi về chuyên môn được đào tạo một cách cơ bản có hệ thống. Mục tiêu là có được các cán bộ, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực chuyên sâu. Giáo trình phải được tăng cường nội dung tác nghiệp, gắn với thực tiễn sinh động hiện nay của ngành trong nước và trên thế giới, có khả năng thực thi những mặt hoạt động cụ thể tại đơn vị mà mình cơng tác.

Đối với những cán bộ đang cơng tác tại các đơn vị thì cần có chính sách, chương trình đào tạo lại, liên kết và mở rộng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành với các trường đại học danh tiếng trên thế giới là rất cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đội ngũ giáo viên và sinh viên chúng ta có điều kiện tiếp cận, tham quan, tham dự các chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, phương pháp đào tạo tích cực tại các nước trong khu vực và trên thế giới. Hỗ trợ về vật chất và tinh thần để bảo tồn các ngành nghề thủ công truyền thống gắn với công tác tu bổ di tích (chủ yếu là các nghệ nhân biết sử dụng vật liệu truyền thống và công nghệ truyền thống với kỹ năng cao và có khả năng đào tạo truyền dạy cho lớp trẻ).

Bên cạnh đó chúng ta phải định kỳ mở các lớp tập huấn cho chính cư dân địa phương để họ có thể tham gia bảo tồn di sản, biết cách “giám sát tự nguyện” đối với các dự án sưu tầm, phục dựng đảm bảo tính nguyên mẫu cho các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Phải có những chính sách đúng đắn về đào tạo nguồn nhân lực thì chúng ta mới có điều kiện tiêu chuẩn hóa cán bộ cơng tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w