Trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập, để nâng cao vai trị của cơng tác quản lý di sản văn hóa, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khố X đã thơng qua Luật Di sản văn hóa, lần đầu tiên ở nước ta có một văn bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý di sản văn hóa trong cả nước.
Luật di sản văn hóa năm 2001 có những điểm mới: Là bước đổi mới về tư duy đó là việc bổ sung các vấn đề về di sản văn hóa phi vật thể vào luật; đặt vấn đề sở hữu tư nhân về di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa phi vật thể); tạo hành lang pháp lý về xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn; cho phép xây dựng bảo tàng tư nhân; cho phép đưa các loại hình di sản văn hóa ra nước ngồi để nhằm mục đích nghiên cứu và trao đổi văn hóa; có cơ chế khen thưởng bằng vật chất; đề cao vai trị cộng đồng, tơn trọng sáng kiến của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hóa; đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể. Với 7 chương với 74 điều, Luật Di sản văn hóa quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá, phân định trách nhiệm của các cấp đối với việc quản lý di sản văn hố gồm:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá; Bộ Văn hố-Thơng tin (nay là Bộ VHTTDL) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo sự phân cơng của Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý di sản văn hố ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ [52].
Những nội dung được cụ thể hóa qua các quy định của Luật Di sản văn hóa đã tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển mới theo hướng: bảo tồn và tơn vinh những di sản văn hóa tiêu biểu nhất; tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là các chủ sở hữu di sản văn hóa đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phát huy di sản văn hóa phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân, chủ văn minh. Đồng thời phải biết vận hành theo đúng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để được tạo nguồn thu đáng kể từ các
hoạt động dịch vụ, văn hóa tại di tích, tái đầu tư cho cơng tác bảo quản, tu bổ phục hồi di tích. Để thực thi Luật Di sản văn hoá, một số văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành đã được ban hành: Nghị định số 92/2002/NĐ-CP, ngày 11-11-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hoá; Quyết định số 1709/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đến năm 2010; Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18-2-2002 về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học; Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ngày 18-2-2002
Ngày 18-6-2009, tại kỳ họp thứ 5, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hố năm 2001 đã được Quốc hội khố 13 thơng qua đã chú trọng tới việc xác định khái niệm di sản văn hoá phi vật thể từ đó bổ sung trách nhiệm của nhà nước, cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Một số nội dung được sửa đổi bổ sung mới: - Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Điều 17): Quy định về việc kiểm kê và lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể của các địa phương để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời cấp giấy chứng nhận cho các di sản văn hóa phi vật thể này (Điều 18) nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đồng thời đảm bảo phù hợp với tinh thần của Công ước UNESCO 2003. Ở đây, vấn đề cần lưu ý là, Luật chỉ quy định việc xem xét, lựa chọn các di sản văn hóa phi vật thể để
đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mà khơng đặt vấn đề xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể, vì di sản văn hóa phi vật thể là những giá
trị tinh thần thiêng liêng, gắn bó mật thiết với mỗi cộng đồng, làm nên bản sắc của cộng đồng. Việc so sánh di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng này với cộng đồng khác để xếp hạng theo giá trị và tầm ảnh hưởng là rất khó thực hiện, đồng thời cũng không phù hợp với nguyên tắc tôn trọng đa dạng văn hố. Trong thư gửi Cục Di sản văn hóa, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
và Phái đoàn Thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO, ngày 29-5-2009, Trưởng ban Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đánh giá cao việc bổ sung quy định này và coi đây là “một trong những nhiệm vụ cốt yếu mà Việt Nam là Quốc gia thành viên của Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cần phải thực hiện”, đồng thời khẳng định việc “xếp hạng” di sản văn hóa phi vật thể “khơng phải là tinh thần của Cơng ước 2003” vì “nếu đem so sánh và xếp hạng di sản của một cộng đồng này giá trị hơn hay kém di sản của một cộng đồng khác là khơng thích đáng”.
- Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Điều 21)
- Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống (Điều 25).
- Bổ sung quy định cụ thể về việc tơn vinh và chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với các cá nhân hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời quy định việc Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể đối với các đối tượng này .Tại Điều 26 Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã có quy định về việc nhà nước tơn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các cá nhân hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nhưng chưa xác định cụ thể các hình thức tơn vinh và các chính sách đãi ngộ cụ thể đối với các nghệ nhân, nên khơng có tính khả thi trong thực tiễn đời sống. Vì vậy, cùng với việc sửa đổi, bổ sung Điều 26 như trên, Luật này còn quy định việc sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật thi đua khen thưởng, mở rộng việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho cá nhân có cơng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, đồng thời quy định cụ thể tiêu chí xét tặng hai danh hiệu trên cho các cá nhân. Những quy định này đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể (Điều 65 Luật thi đua, khen thưởng trước đây quy định các danh hiệu cao quý trên chỉ dành để
xét tặng cho các đối tượng hoạt động trong nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống - đây chỉ là một đối tượng cụ thể, có phạm vi hẹp, trong tổng thể lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể vốn rất rộng lớn).
Ngày 21-9-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá năm 2009.
Trong thời gian này, Nhà nước đã ban hành 01 Chỉ thị và 06 Thông tư hướng dẫn luật di sản văn hóa. Trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có các văn bản nổi bật: Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03-02-2010 về tăng cường cơng tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích; Thơng tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30-6-2010 quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thơng tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31-12-2010 quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật của các ban, bộ, ngành liên quan đã bắt đầu quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của các loại hình văn hóa phi vật thể. Điển hình việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số Việt Nam đã được quy định trong hàng loạt các văn bản như: Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 (Điều 4), Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 06-8-2002 quy định chi tiết pháp lệnh Thư viện (mục 6, Điều 14), Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục năm 2009 (khoản 2, Điều 7), Nghị định số 82/2010/NĐ-CP về quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-01-2011 về công tác dân tộc…
Vấn đề bảo tồn và quản lý di sản văn hóa phi vật thể của các địa phương được Chính phủ đưa vào là một nội dung quan trọng cần xem xét khi phê duyệt các đề án quy hoạch ngành, lĩnh vực hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố trong cả nước; điển hình là: Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30-08-2007 phê duyệt đề án xây dựng tỉnh/thành phố
thành phố Huế-thành phố Festival; Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 30-12- 2008 phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2020; Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18-6-2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử-văn hóa Cơn Sơn-Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04-01-2012 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL, Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18-12- 2011 ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012- 2015, Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27-7-2011 phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020"; Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 26-10-2012 phê duyệt Dự án cơng bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn I I(2013-2017), Quyết định số 1083/QĐ-TTg ngày 14-8-2012 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa (Tỷ lệ 1/2000); Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 08-6-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hồng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thành phố Hà Nội; Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09-5-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18-7-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020;
Ở địa phương, vì lĩnh vực mới tuy chưa có văn bản riêng nhưng các tỉnh thành phố đã bắt đầu quan tâm đến cơng tác quản lý di sản hóa phi vật thể và đưa vào các văn bản hướng dẫn hoặc chiến lược phát triển của tỉnh; như: tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hố thơng tin tỉnh Tun Quang đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020; tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 4444/2009/QĐ-UBND ngày 16-12-2009 về một số chủ trương, biện pháp chủ yếu điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010…
Bên cạnh đó, các quyết định liên quan đến cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa phi vật thể đã được thành lập hoặc giao nhiệm vụ: Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25-12-2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 27/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31-03-2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa; Các văn bản của UBND tỉnh, thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, pháp luật về di sản văn hoá ở Việt Nam đã có một q trình hình thành từ rất sớm và cho đến nay đang được chú trọng hoàn thiện. Nhà nước ta đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố nói chung và di sản văn hố phi vật thể nói riêng. Những văn bản đó là hồn tồn phù hợp với nội dung các Công ước Quốc tế và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.