Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chưa đảm bảo về kỹ thuật lập pháp, lập quy, tính khoa học

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 71 - 73)

thuật lập pháp, lập quy, tính khoa học

Thứ nhất, nhiều nội dung quan trọng của pháp luật di sản văn hóa phi

vật thể vẫn cịn thiếu hoặc chưa được quy định một cách khoa học.

Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chưa quy định cụ thể, định lượng, định tính các yếu tố cầu thành di sản; thiếu các quy định về giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại và chế tài khi có hành vi vi phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể hầu như khơng quy định về giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Điều 7, mục đ và Điều 15, Quyết định số 43/2004/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thơng tin quy định Cục Di sản văn hố trình Bộ trưởng

và phát huy giá trị di sản văn hoá (phi vật thể) theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc tôn vinh, phong tặng danh hiệu cho nghệ nhân chưa được các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp quan tâm triển khai một cách có hệ thống mà có phần cịn tùy tiện. Ví dụ: khi chưa có những quy định pháp lý nêu trên, để tơn vinh và khuyến khích nghệ nhân, trong các kỳ Hội chợ, người ta đã phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân bàn tay vàng”; Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” cho một số nghệ nhân văn hóa dân gian. Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Văn hóa-Thơng tin đã có Thơng tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân” và một số chính sách đối với nghệ nhân; mới đây Hội Văn nghệ dân gian đã ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống theo đó, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp Trung ương trên 61 tỉnh, thành... và như vậy, sẽ có quá nhiều danh hiệu cùng song song tồn tại. và việc phong tặng tràn lan sẽ dẫn đến nhàm chán, phản tác dụng.

Bên cạnh đó, như đề cập ở trên, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa cịn chưa phù hợp, cịn thiếu những chế tài quy định việc xử phạt các hành vi xâm phạm, làm tổn hại đến di sản văn hóa phi vật thể, hay giả danh nghệ nhân, làm giả hồ sơ đề nghị phong tặng nghệ nhân, làm giả hồ sơ khoa học di sản phi vật thể...

Thứ hai, hạn chế về kỹ thuật xây dựng pháp luật.

Xét dưới góc độ kỹ thuật xây dựng pháp luật, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cịn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:

Các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có độ ổn định thấp, thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Điều này ở phần trên đã đề cập khi phân tích đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể là nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng trong quản lý. Bên cạnh đó, mỗi bộ, ban ngành đều

xây dựng các văn bản thuộc phạm vi lĩnh vực của mình mà khơng lấy đủ ý kiến của các nhà khoa học, các nhà văn hóa, nhà quản lý chuyên ngành liên quan, đồng thời do các văn bản còn quá tản mạn nên khơng có sự định hướng thống nhất khi ban bành. Việc này bộc lỗ rõ khi tiến hành xây dựng văn bản pháp luật quy định về “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể hiện nay vẫn chủ yếu là các quy phạm được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và Bộ VHTTDL ban hành. Nhiều câu chữ trong Nghị định chưa chuẩn xác, thể hiện nhiều ngơn ngữ văn nói.

Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành chậm được ban hành. Đến nay, sau khi Luật di sản văn hóa năm 2009 được ban hành, Bộ VHTTDL mới ban hành 01 thông tư; các văn bản về phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo kế hoạch phải đến năm 2013 có thể được ban hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w