Sửa đổi quy định về định nghĩa liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 88 - 89)

kiện cơ sở chính sách phát huy vai trị của cộng đồng...

Như phân tích ở trên, hiện nay cơng tác rà sốt, tổng hợp pháp điển hóa pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm và triển khai thực hiện. Hệ thống hóa các quy định của pháp luật giúp cho việc tiếp cận pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được thuận lợi hơn, có cái nhìn bao qt hơn về pháp luật để lựa chọn những quy phạm phù hợp nhất cho công việc cần giải quyết. Các cơ quan nhà nước thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm có liên quan lên các trang thông tin điện tử của cơ quan, của Chính phủ, Quốc hội...

3.2.4. Xây dựng, ban hành các luật về di sản văn hóa phi vật thể;sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp vào các văn bản quy phạm pháp sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về di sản văn hóa phi vật thể

3.2.4.1. Sửa đổi quy định về định nghĩa liên quan đến di sản văn hóaphi vật thể phi vật thể

Cần định nghĩa rõ những khái nhiệm về các loại hình phi vật thể đã được đưa vào trong Luật như: lễ hội truyền thống, nghề thủ cơng truyền thống… Di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị tinh thần, là những tri thức dân gian nên các khái niệm rất chung chung. Đa số các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đều gắn với tơn giáo, tín ngưỡng nên dễ bị hiểu nhầm là mê tín dị đoan. Về bản chất, tín ngưỡng dân gian và lễ hội truyền thống khơng phải là mê tín dị đoan. Vì vậy trong Luật khơng nên đặt vấn đề “mê tín dị đoan” như là một mục tiêu trong chính sách phát triển văn hóa. Bởi vì khơng có cái gọi là “mê tín dị đoan” trong bản chất của tơn giáo, tín ngưỡng cũng như lễ hội truyền thống mà chỉ có những cá nhân, những hành vi lợi dụng đức tin, niềm tin tơn giáo, tín ngưỡng của cá nhân và cộng đồng vào những mục tiêu phi văn hóa, trụ lợi gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Ví dụ, trong tín ngưỡng đạo Mẫu, trong việc tổ chức lên đồng là một nghi lễ không thể thiếu và là lực hấp dẫn thu hút các con nhang đệ tử theo. Việc cho rằng lên đồng có phán truyền là mê tín dị đoan và cấm khơng cho lên đồng ở nơi công

cộng (cơ sở tín ngưỡng, các phủ, đền, điện… ) sẽ gặp những phản ứng từ phía người hành lễ, đồng thời sẽ làm cho loại hình khơng cịn sức hấp dẫn, các con nhang đệ tử sẽ không theo và làm mai một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian này. Trong quá trình làm luật, các nhà pháp lý phải dựa vào cộng đồng, dựa vào các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu chun ngành để có cái nhìn đúng đắn về các nghi lễ truyền thống, dân gian trả lại sự trong sáng cho các giá trị văn hóa tiêu biểu trong các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng. Cần định nghĩa rõ và kết hợp với các biện pháp quản lý nhà nước để hạn chế, tiến tới triệt tiêu nguyên nhân gây ra mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, các khái niệm như “hủ tục”, “tổ ngành”, “sân khấu hóa”, “hành chính hóa”, “nhà nước hóa” lễ hội; khái niệm “cộng đồng” với tư cách là chủ thể di sản; khái niệm “nâng cấp”, “phục dựng” các loại hình di sản, khái niệm “tính ngun gốc” của di sản cũng cần được đưa ra để định nghĩa thật rõ ràng, chặt chẽ. Các vấn đề liên quan đến việc “khơng xếp hạng” đối với di sản văn hóa, nhưng lại “lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, các khái niệm về di sản văn hóa “của nhân loại”, “cần bảo vệ khẩn cấp” cần làm rõ để tránh sự ngộ nhận trong nhân dân…

Cũng giống như không xác định niên đại, đối với di sản văn hóa phi vật thể việc xác định nguồn gốc, tác giả của các loại hình là rất khó. Tuy nhiên việc xác định quyền sở hữu của cộng đồng nào là một vấn đề các nhà quản lý phải quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đặc điểm “di cư” của con người, của một tộc người, một cộng đồng đã làm cho việc này càng thêm khó khăn. Vì vậy, với di sản văn hóa phi vật thể được xác định trên nguyên tắc cho cộng đồng có số người hoạt động đơng nhất, có nhiều nỗ lực trong việc gìn giữ, phục hồi và phát huy giá trị của văn hóa phi vật thể...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w