Xét cho cùng con người, cộng đồng là chủ thể của mọi loại hình di sản. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể xét cho cùng là bảo vệ con người, cộng đồng. Công ước của UNESCO yêu cầu các Quốc gia thành viên phải đảm bảo được khả năng tham gia tối đa của cộng đồng vào việc sáng tạo, duy trì và chuyển giao di sản, và cần phải tích cực lơi kéo họ tham gia vào công tác quản lý. Họ cũng phải nỗ lực để phát huy chức năng của di sản trong đời sống xã hội và bảo đảm việc nhận dạng, trân trọng và duy trì di sản trong xã hội.
Đây cũng chính là một trong những tiêu chí bắt buộc phải chứng minh khi đệ trình hồ sơ đề nghị cơng nhận các di sản của nhân loại. Có thể hiểu rằng, một
trong những nhân tố cơ bản đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng, đó là mơi trường của di sản và trong mơi
trường đó, người dân phải giữ vai trò vừa là chủ thể sử dụng, vừa sáng tạo, quản lý và được hưởng lợi từ di sản đó. Nhà nước thơng qua các cấp chính quyền, các nhà khoa học giữ vai trị định hướng, hỗ trợ và kiểm tra mà thôi. Các chuyên gia của UNESCO đã sử dụng khái niệm cộng đồng có tính mở: “Các Cộng đồng là các mạng lưới những người mà nhận thức về bản sắc
hoặc sự gắn bó với nhau phát sinh từ cùng một mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc ràng buộc với di sản văn hóa phi vật thể của họ”.
Trong các hoạt động bảo tồn, các di sản văn hóa phi vật thể cần trả lại quyền thực hành cho cộng đồng. Sức sống và giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể đó chính là nó gắn với cộng đồng, con người, với môi trường sống, tập tục, tín ngưỡng, là kiến thức gắn với bản địa. Việc “nhà nước hóa”, “chuyên nghiệp hóa” hay “sân khấu hóa” đều làm cho di sản văn hóa mất đi cái “hồn”, sự sống và tính linh thiêng của nó. Sự hấp dẫn mơ hình Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian tổ chức hàng năm tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ xuất phát từ “con người thật”, trình diễn “văn hóa sống của những con người thật” không sử dụng kỹ nghệ, biểu diễn của đoàn chuyên nghiệp… cho chúng ta những kinh nghiệm thực hành bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo đúng quan điểm “không tái tạo quá khứ mà tạo môi trường để kế tục truyền thống” đã thể hiện rõ năng lực quản lý trong việc tạo sức sống cho di sản.
Trong việc tạo ra cơ chế phát huy sức mạnh vai trị cộng đồng trong đó đặc biệt là cơ chế thuận lợi nhất, có ích nhất, đãi ngộ xứng đáng cho nghệ nhân dân gian. Việc đảm bảo cơ chế chính sách, các chế độ đối với các nghệ nhân - những chủ thể nắm giữ bí quyết của di săn văn hóa phi vật thể, người tạo nên sức sống của di sản. Hiện nay, đa phần nghệ nhân dân gian đều là những người cao tuổi, điều kiện cuộc sống khó khăn, vì vậy bên cạnh các chính sách tơn vinh, khen thưởng nghệ nhân cần có chính sách hỗ trợ tạo sức sống cho các chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể. Một số chính sách cần nghiên cứu và ban hành sớm như chế độ hỗ trợ nghệ nhân như tạo điều kiện
sức sống cho nghệ nhân: hỗ trơ trong việc tạo cuộc sống tương đối để nghệ nhân có thể yên tâm cống hiến (nghệ nhân Hà Thị Cầu), hỗ trợ kinh phí đối với các nghệ nhân mở các lớp truyền dạy, các khoản trợ cấp hàng tháng cho những nghệ nhân tham gia bảo tồn, trình diễn, truyền dạy các loại hình di sản phi vật thể (Quan họ, Ca Trù, Nhạc cung đình Huế).... Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế chế tạo điều kiện cho các nghệ nhân để thực hành, có điều kiện để trình diễn, truyền dạy... để các di sản văn hóa phi vật thể tìm được khơng gian, mơi trường sống trong điều kiện hiện đại phục vụ nhu cầu của công chúng.