Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có mối liên hệ chặt chẽ với các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 33 - 34)

chẽ với các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn, bao gồm tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành thống nhất. Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là một "mảng" nội dung của hệ thống pháp luật có mối liên hệ và thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật.

Trước hết, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có mối liên hệ mật thiết với các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động quản lý hành chính. Xét về tính chất các vấn đề về di sản văn hóa phi vật thể là những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên quy định về từng loại hình, biện pháp cụ thể phải đảm bảo phù hợp với hoạt động quản lý có liên quan đến vấn đề đó. Hơn nữa, Nhà nước cũng phải thực hiện quản lý đối với bản thân các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Vậy các quy định pháp luật về dịch vụ không tách rời các quy định về quản lý hành chính nhà nước. Pháp luật về quản lý xác định ranh giới giữa quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể, nó giới hạn quyền quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như bảo đảm cho các loại hình di sản văn hóa được thực hành đúng với bản chất của nó; Quy định thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước với di sản văn hóa phi vật thể. Ngược lại, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có mối quan hệ mật thiết với những quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước.

Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cịn có mối liên hệ với các quy định pháp luật về dân sự, giáo dục, bản quyền tác giả, du lịch, xây dựng, thi

đua khen thưởng, cơng tác dân tộc… vì đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc tạo môi trường sống cho di sản, tạo động lực phát triển cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Ví dụ, phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” là sự cơng nhận chính thức, sự tơn vinh của Nhà nước và nhân dân về tài năng, đóng góp của cá nhân đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quốc giai… Mối liên hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể với các ngành luật, các chế định pháp luật khác vừa thể hiện sự tác động qua lại, hai chiều, biện chứng, bổ khuyết cho nhau để đảm bảo cho tất cả các quan hệ xã hội quan trọng đều được điều chỉnh và bảo vệ bằng pháp luật; vừa là biểu hiệu vừa là cơ sở cho tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w