Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 73 - 75)

Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng và hồn thiện pháp luật về

di sản văn hóa phi vật thể chưa được chú trọng sâu sát, cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng mới chỉ nằm trong Nghị quyết, đường lối, chưa hướng cụ thể vào xây dựng hệ thống pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và toàn diện. Việc xây dựng cơ chế chính sách, đãi ngộ chưa có, các đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia cịn rất nhiều hạn chế, cơ chế, chính sách đào tạo (kể cả các nhà quản lý cũng như cho người giao nhận, lưu truyền) chưa được đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó chưa có sự liên kết giữa các bộ, ngành cùng toàn xã hội đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Việc phân cấp được đã được luật hóa, nhưng thực tiễn khi có việc xảy ra lại khơng quy được trách nhiệm thuộc về cấp nào.

Thứ hai, do sự nhận thức chưa sâu sắc và tồn diện, kiến thức về di sản

văn hóa phi vật thể của cán bộ quản lý, chuyên môn, các nhà khoa học và nhân dân còn hạn chế, đơi khi phiến diện, thậm chí sai lệch trong cách tiếp cận đối với di sản văn hóa phi vật thể.

Như phân tích ở trên, sự muộn màng sau gần nửa thế ký đã tạo nên sự “đứt đoạn về văn hóa” giữa các thế hệ, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã bị mai một và mất hẳn. Việc kiểm kê lại hệ thống di sản văn hóa phi vật thể hiện nay rất khó thực hiện khiến cho cơng tác quản lý gặp khơng ít khó khăn trong việc bảo vệ tính nguyên trạng. Nằm trong tổng thể kho tàng tri thức dân gian Việt Nam, gắn với môi trường, cộng đồng, kiến thức bản địa, di sản văn hóa phi vật thể địi hỏi cán bộ quản lý, chun mơn hay bản thân các nhà khoa học phải có được khối lượng kiến thức tổng hợp về văn hóa, lịch sử, tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, kiến thức về địa lý...

Tính khả thi và hiệu lực thi hành của luật trong thực tiễn rất thấp vì sức lan tỏa của luật khơng có, chưa có những đầu tư tuyên truyền, phổ biến để luật đi vào đời sống, thấm sâu vào trong dân. Việc tun truyền, giải thích pháp luật khơng đúng, khơng đủ khiến cho cộng đồng, cá nhân, kể cả người lãnh đạo ảo tưởng về danh hiệu được phong tặng (cho rằng tập tục, truyền thống của mình là nhất, là “nổi bật tồn cầu”) thiếu đi sự tơn trọng, hiểu nhầm lẫn nhau và hiểu sai về sự đa dạng văn hóa; và hiện tượng trơng chờ, ỉ lại vào Nhà nước (đầu tư, bảo tồn cho di tích).

Thứ ba, do trình độ, năng lực cán bộ xây dựng pháp luật về di sản văn

hóa phi vật thể chưa chuyên nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “dễ làm, khó bỏ”. Từ hiện tượng cán bộ làm công tác chuyên môn không cao, nên không đánh giá được tầm quan trọng để tham mưu, đề xuất sáng kiến pháp luật cho phù hợp và có tầm chiến lược. Việc xây dựng pháp luật vì thế chưa bám sát thực tế; ví dụ: các hồ sơ kiểm kê hay lập hồ sơ khoa học hiện nay mới đang tập trung vào những di sản đã được UNESCO công nhận hoặc có khả năng được cộng nhận.

Bên cạnh đó các cơ sở đào tạo chuyên ngành, đào tạo quản lý chưa được đầu tư đúng mức, chưa có cơ chế thu hút thí sinh; chưa có chương trình giáo trình đầy đủ có khả năng đáp ứng được nhu cầu địi hỏi từ xã hội, cộng đồng.

Thứ tư, do phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo đặc biệt là

lãnh đạo địa phương trong việc quản lý và tổ chức thực hiện nên pháp luật cũng thiếu đồng bộ, cụ thể. Đến nay đã có 45/63 tỉnh thành có kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn ở các loại hình di sản hay các tộc người, công tác ban hành văn bản, cơ chế chính sách, mức đầu tư của mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào mức độ nhận thức, quan tâm của lãnh đạo. Nhìn chung tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được UNESCO cơng nhận (Cồng Chiêng, Nhã nhạc Huế…) hoặc có khả năng được cơng nhận (Đờn ca tài từ). Trong khi đó các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, có sức lan tỏa trong phạm vi địa phương và khu vực đã đang bị mai một cũng chưa được quan tâm đúng mức (dân ca, ví dặm của Nghệ An). Điều này còn phụ thuộc vào nhận thức, quyết tâm của lãnh đạo địa phương, cộng đồng nơi sáng tạo ra di sản văn hóa phi vật thể. Những nơi được tập thể lãnh đạo quan tâm sẽ đưa đến những hiệu quả rõ nét; ví dụ: Phú Thọ có 02 di sản văn hóa phi vật thể (đó là khơng gian Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương và hát Xoan), nhưng có những địa phương như Nghệ An đến nay vẫn chưa làm xong hồ sơ cho di sản văn hóa cho dân ca, ví dặm của Nghệ An.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w